Thí điểm thành công việc quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Mô hình được triển khai vào đầu năm 2014 trên 3ha của 4 hộ dân tại ấp Phước Hòa, xã Đông Phước A. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang hỗ trợ 30% phân, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời cử cán bộ thường xuyên theo dõi, hướng dẫn khoa học kỹ thuật như: cắt nhánh, tỉa cành, xử lý ra hoa đậu trái, phòng trừ các loại dịch hại, đặc biệt là bệnh chổi rồng…
Đến nay, mô hình thử nghiệm cho thấy dịch bệnh chổi rồng được khống chế, cụ thể là sau khi cắt nhánh, tỉa cành những nhánh bị bệnh, tỷ lệ đâm chồi đạt trên 80%. Tại đây, đoàn đánh giá cao kết quả của mô hình, xem đây là sự thành công bước đầu. Theo dự kiến vào khoảng đầu năm 2016, sẽ tổ chức hội thảo nhằm rút kết kinh nghiệm cũng như trao đổi khoa học kỹ thuật để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều thanh niên ở nông thôn ra các thành phố lớn để tìm việc làm, thì anh Nguyễn Văn Minh quyết tâm ở lại quê hương xây dựng kinh tế gia đình và anh đã thành công.

Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, đã có 14.000 ha tôm nuôi sinh thái của tỉnh được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế (chứng nhận Natureland; ASC, BAP; tiêu chuẩn Selva Shrimp).

Theo Sở NN&PTNT Quảng Trị, trên địa bàn tỉnh dịch bệnh tôm nuôi đã xảy ra ở 12 xã, phường, thuộc 5 huyện, thành phố, với diện tích nhiễm bệnh hơn 200 ha.

Ghép và trồng thành công giống bơ sáp cao sản, ông Dương Mã Dưỡng ở Bù Gia Mập, Bình Phước thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm.

Bộ NN-PTNT vừa có công văn gửi Bộ Công Thương về việc cân đối cung cầu đường năm 2015.