Thí điểm thành công việc quản lý bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Mô hình được triển khai vào đầu năm 2014 trên 3ha của 4 hộ dân tại ấp Phước Hòa, xã Đông Phước A. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang hỗ trợ 30% phân, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời cử cán bộ thường xuyên theo dõi, hướng dẫn khoa học kỹ thuật như: cắt nhánh, tỉa cành, xử lý ra hoa đậu trái, phòng trừ các loại dịch hại, đặc biệt là bệnh chổi rồng…
Đến nay, mô hình thử nghiệm cho thấy dịch bệnh chổi rồng được khống chế, cụ thể là sau khi cắt nhánh, tỉa cành những nhánh bị bệnh, tỷ lệ đâm chồi đạt trên 80%. Tại đây, đoàn đánh giá cao kết quả của mô hình, xem đây là sự thành công bước đầu. Theo dự kiến vào khoảng đầu năm 2016, sẽ tổ chức hội thảo nhằm rút kết kinh nghiệm cũng như trao đổi khoa học kỹ thuật để nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Với 1 triệu đồng vay mượn, sau 3 năm, vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Tam - Nguyễn Thị Triển (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã gây dựng được gia trại nuôi chim bồ câu trên 800 con, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Khu trang trại rộng hơn 5ha của vợ chồng chị Nguyễn Thị Trang-Nguyễn Đức Đình nằm ngoài đất bãi sông Đuống. Nhờ thức thời, mạnh dạn áp dụng những mô hình chăn nuôi, trồng trọt mới, khu trang trại của vợ chồng chị Trang mỗi năm cho thu nhập tiền tỷ.

Giao Thủy (Nam Định) là một trong những huyện thuần nông chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu (BĐKH). Ở huyện này, bà con nông dân đã sớm nhận thức được tác động của BĐKH và đã có những giải pháp ứng phó thiết thực.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa có công văn số 1008/BNN-TTr gửi các Tổng cục, các Cục thuộc Bộ và các Sở NN-PTNT trên cả nước, về việc chấn chỉnh công tác thanh tra chuyên ngành NN-PTNT.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.