Thí Điểm Sản Xuất Muối Trải Bạt Kết Hợp Hồ Dự Trữ

TP.HCM vừa đầu tư sản xuất thí điểm 19 mô hình muối trải bạt kết hợp xây hồ thu trữ nước chạt (nước muối đang kết tinh) tại Cần Giờ.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, việc làm này nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và mưa trái mùa,
Theo đó, nước chạt trên ruộng được dẫn vào hồ trữ nhằm tránh mưa, lắng đọng các tạp chất trong nước biển, nhờ đó năng suất và chất lượng muối nâng cao, thời gian kết tinh nhanh hơn.
Theo bà Hoàng Thị Mai - phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, thời gian tới TP sẽ mở rộng mô hình này cùng với việc tăng diện tích sản xuất muối trải bạt, thay dần muối đất.
Diện tích muối Cần Giờ hiện có khoảng 1.700ha với năng suất bình quân 67 tấn/ha/niên vụ, trong đó muối trải bạt chiếm 909,6ha, tăng hơn 130% so với niên vụ trước.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 5.8, lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd (Kato Office) của Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng kinh doanh đại lý độc quyền.

Loại nhãn này có vị ngọt, thanh, cùi dày. Đặc biệt, thời gian thu hoạch nhãn ghép muộn hơn một tháng so với các giống nhãn thông thường tại địa phương. Vì vậy, sẽ giúp người trồng không lo bị ứ đọng sản phẩm, do nhãn chín rộ cùng một thời điểm, theo đó, giá bán cũng cao hơn.

Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co,. Ltd (Kato Office) Nhật Bản đã ký kết hợp đồng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật.

Bằng một vài “mánh” về kỹ thuật, sử dụng hương liệu… gạo ăn trở nên đẹp hơn, thơm hơn. Tuy nhiên, cách làm này cũng khiến nhiều người sử dụng lo ngại về giá trị dinh dưỡng của gạo đã bị mất đi.

Ngoài ra, cần phải có đề án về tái cơ cấu lúa gạo theo hướng chuyển sang các giống lúa có giá trị cao, có thể xuất khẩu với giá 700-1.000 USD/tấn thay vì chỉ khoảng 430 USD/tấn như hiện nay. Theo ông Phát, các doanh nghiệp cần chào hàng ở nước ngoài rồi về đặt hàng nông dân sản xuất, không làm theo cách hiện nay.