Thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất lúa

Đây là mô hình được thực hiện thí điểm tại 3 huyện: Lấp Vò, Thanh Bình và Cao Lãnh trong vụ thu đông năm 2015.
Nội dung chính của mô hình là triển khai phần mềm Quản lý cây lúa (RCM) hay còn gọi là phần mềm “một chạm năm biết”, là một tiến bộ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin được ứng dụng trên điện thoại thông minh, hoặc trên máy tính.
Kết quả thực tế cho thấy nông dân tham gia mô hình tiết kiệm được lượng giống gieo sạ và chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật so với ngoài mô hình.
Tuy nhiên, do đây là mô hình thí điểm nên vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Tại hội thảo, các chuyên gia từ Viện lúa ĐBSCL cho biết, phần mềm này sẽ được tiếp tục cải tiến theo đúng yêu cầu và tình hình sản xuất thực tế tại địa phương.
Trong vụ đông xuân 2015 - 2016 tới, mô hình sẽ được tiếp tục triển khai tại huyện Lấp Vò với quy mô 5 hộ, diện tích 1ha.
Có thể bạn quan tâm

Dạy nghề, hướng dẫn người dân kiếm tiền bằng những vật dụng “cây nhà lá vườn”, Hội Nông dân (ND) xã Mộ Đạo (Quế Võ, Bắc Ninh) đã giúp nhiều hội viên ổn định cuộc sống.

Không những có đủ cái ăn, mà những bà con nông dân ở xã Chiềng Xôm, TP. Sơn La (tỉnh Sơn La) còn dư cái ăn nhờ cho hợp tác xã thuê đất để trồng hoa.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) và Cơ quan Khí tượng thủy văn Nam Bộ đã khuyến cáo các tỉnh khẩn trương xuống giống vụ đông xuân 2016 sớm hơn so với cùng kỳ, tránh tình trạng thiếu hụt nước tưới và bị mặn xâm nhập.

Mới đây, Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (PVFCCo Central), Trung tâm Khuyến nông Gia Lai, Công ty TNHH MTV Iagrai đã phối hợp tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình Sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ trên cây cà phê trong niên vụ năm 2015 tại xã Iahrung, huyện Iagrai (Gia Lai).

Theo nhiều người trồng mía ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hiện thương lái mua mía tại ruộng (giống ROC 16) đang ở mức từ 1.100 - 1.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với đầu vụ (giữa tháng 9).