Thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất lúa

Đây là mô hình được thực hiện thí điểm tại 3 huyện: Lấp Vò, Thanh Bình và Cao Lãnh trong vụ thu đông năm 2015.
Nội dung chính của mô hình là triển khai phần mềm Quản lý cây lúa (RCM) hay còn gọi là phần mềm “một chạm năm biết”, là một tiến bộ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin được ứng dụng trên điện thoại thông minh, hoặc trên máy tính.
Kết quả thực tế cho thấy nông dân tham gia mô hình tiết kiệm được lượng giống gieo sạ và chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật so với ngoài mô hình.
Tuy nhiên, do đây là mô hình thí điểm nên vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Tại hội thảo, các chuyên gia từ Viện lúa ĐBSCL cho biết, phần mềm này sẽ được tiếp tục cải tiến theo đúng yêu cầu và tình hình sản xuất thực tế tại địa phương.
Trong vụ đông xuân 2015 - 2016 tới, mô hình sẽ được tiếp tục triển khai tại huyện Lấp Vò với quy mô 5 hộ, diện tích 1ha.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 4, mùa cá chuồn về. Cứ tưởng nhiều ngư dân sẽ vui mừng khi khoang tàu đầy ắp cá và sẽ thu được một khoản tiền lớn. Thế nhưng, từ đầu mùa cá đến giờ, nhiều ngư dân ở cảng Sa Kỳ cảm thấy đắng lòng khi mùa cá chuồn năm nay rớt giá.

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) cho viết công ty vừa được nhận chứng nhận GlobalGAP vào tháng 12/2013 cho trại nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Hội nghị đã được nghe đơn vị tư vấn (Công ty TNHH Tư vấn sở hữu trí tuệ Việt) trình bày về dự án “xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận xoài Cam Lâm”.

Với kỹ thuật nuôi đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao, một số nông dân ở Cà Mau đang tìm tòi và nhân rộng mô hình nuôi lươn trong bể bê tông.

Ngày 7-5, tin từ Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào - Anh Đào Co.op, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, vừa ký hợp đồng xuất khẩu rau sạch Đà Lạt với Tập đoàn đa lĩnh vực CJ Group của Hàn Quốc.