Thí Điểm Mô Hình Sử Dụng Mạ Khay, Máy Cấy Lúa

Ngày 24.2, tại xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên phối hợp với Công ty cổ phần nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng, Công ty TNHH Kubota Việt Nam triển khai thí điểm mô hình sử dụng mạ khay, máy cấy lúa vụ xuân.
Dự hội thảo đầu bờ có đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, thành phố Hưng Yên, cán bộ nông nghiệp, khuyến nông các huyện, thành phố, cùng đông đảo nông dân xã Liên Phương.
Mô hình thực hiện với diện tích 5 ha, sử dụng giống lúa HYT 100. Toàn bộ diện tích được áp dụng phương pháp gieo mạ khay, sử dụng máy cấy.
Qua đánh giá, gieo mạ khay được xử lý, ngâm, ủ đúng kỹ thuật, tỷ lệ nảy mầm đạt trên 95%. Chi phí mạ khay lúa lai giống HYT 175 nghìn đồng/sào, cấy máy 110 nghìn đồng/sào. Sử dụng máy cấy hiệu quả gấp 20 lần so với phương pháp cấy bằng tay, một người vận hành máy cấy lúa SPW-48c cấy được 1 ha/ngày.
Việc đưa vào sử dụng mạ khay, máy cấy lúa sẽ góp phần giảm chi phí, nhân công, đáp ứng áp lực về thời vụ, tăng năng suất lúa…
Có thể bạn quan tâm

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.

Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.

Trước làn sóng đầu tư được dự báo là rất lớn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi của Hà Nội sẽ đứng trước nhiều thách thức.

Nhà nông trẻ Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1986) đã mạnh dạn chuyển đổi cả ngàn mét vuông diện tích đất trồng mía để xây dựng chuồng trại chăn nuôi “thuần hóa” giống gà Đông Tảo (một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam) tại thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng đạt thu nhập tăng cao mỗi tháng.

VEPR dự báo ngành chăn nuôi Việt Nam chịu tác động tiêu cực nhất của TPP, còn đại diện Cục Chăn nuôi tin vẫn có nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh, ví dụ như lợn cắp nách