Thí điểm kéo dài thời gian thông quan thủy sản qua Cửa khẩu Kim Thành

Hoạt động xuất-nhập khẩu tại cửa khẩu Kim Thành
Thời gian thực hiện thí điểm đến hết ngày 31/3/2016.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo Ủy ban Hợp tác quản lý cửa khẩu phía Việt Nam chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai và các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Theo UBND tỉnh Lào Cai, hiện nay, thời gian thông quan hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tại Cửa khẩu đường bộ quốc tế số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai từ 07h00 đến 17h00 hàng ngày.
Trong khi đó, thời gian vận chuyển hàng hóa thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khi đến Cửa khẩu đường bộ số II Kim Thành thường từ 21h00 đến 23h00, phải đợi đến ngày hôm sau mới làm thủ tục xuất khẩu, ảnh hưởng đến chất lượng của hàng thủy sản.
Việc thực hiện thí điểm kéo dài thời gian thông quan từ 07h00 đến 22h00 nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc, thúc đẩy thương mại giữa cư dân biên giới.
Có thể bạn quan tâm

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.

Xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) là nơi được mệnh danh “xứ nhãn” của An Giang, nổi tiếng với giống nhãn Mỹ Đức tồn tại hàng trăm năm, vì mùi vị thơm ngon khó tìm được ở nơi khác.

Lên tham quan vườn điều của những nông dân ở Bù Gia Mập (Bình Phước), những chuyên gia gần trọn đời nghiên cứu về cây điều không khỏi ngạc nhiên.