Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Nông Dân Vẫn Đứng... Ngoài Cuộc!

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Nông Dân Vẫn Đứng... Ngoài Cuộc!
Ngày đăng: 22/06/2012

Là 1 trong 20 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 nhưng đến nay, TP.Hải Phòng vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào.

>> Bộ NNPTNT đề nghị sửa đổi bảo hiểm nông nghiệp>> Kiến nghị giảm phí bảo hiểm nông nghiệp>> Bảo hiểm nông nghiệp: Chỉ công ty bảo hiểm có lợi>> Bảo hiểm nông nghiệp: Phí cao, bồi thường thấp>> Bảo hiểm nông nghiệp: Cho không dân mới mua


Là 1 trong 20 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định số 315 của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng đến nay, gần nửa chặng đường đã trôi qua, TP.Hải Phòng vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào. Vì sao vậy?

Rầm rộ rồi… bỏ lửng

Hải Phòng nằm trong số 8 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm BHNN ở đối tượng con vật nuôi, bao gồm: Trâu, bò, lợn, gia cầm. Tuy nhiên, xét đặc thù tại địa phương, TP.Hải Phòng đã "co" lại, chỉ còn thực hiện bảo hiểm ở 2 đối tượng là con lợn và con gà.

Hộ chăn nuôi gia cầm ở Hải Phòng mong muốn có cơ chế thỏa đáng để tham gia BHNN.


Với quan điểm là "bà đỡ" cho nông dân, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh tại Hải Phòng đã tham gia chương trình này. Theo ông Bùi Thanh Hải - cán bộ Phòng Nghiệp vụ Công ty Bảo hiểm Bảo Minh cho biết, ngay sau khi quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng (ngày 1/7/2011), Bảo Minh đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Sở NNPTNT Hải Phòng, tổ chức chiến dịch tuyên truyền rầm rộ xuống các địa bàn.

Kế đó, tại 9 xã của 3 huyện được UBND TP.Hải Phòng chỉ đạo thực hiện thí điểm là: An Dương, Kiến Thụy và Tiên Lãng, một loạt các lớp đại lý được Bảo Minh tổ chức tập huấn để thực hiện bảo hiểm. Tuy nhiên, sau khi tập huấn xong, các đại lý vẫn chưa được cấp chứng chỉ. Sự chậm trễ này, theo ông Hải giải thích, là do phía Trung tâm đào tạo (đơn vị hoạt động độc lập) đã chưa hoàn tất thủ tục cấp, chứ không phải do Bảo Minh.

Đồng nghĩa với đó, những người làm đại lý đã không đủ điều kiện để giao dịch. Các hộ nông dân, cũng vì lẽ đó mà không thể ký được hợp đồng BHNN. Tất cả đều phải chờ (!?). Đây chính là lý do khiến Hải Phòng đến nay vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào.

Nông dân thờ ơ

Ông Phạm Văn Hòa, cán bộ đặc trách công tác bảo hiểm, Phòng chăn nuôi - Sở NN&PTNT Hải Phòng cho biết, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm BHNN tại địa phương, các cấp chính quyền và ngành chức năng của Hải Phòng đã rất tích cực hưởng ứng, tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, những vướng mắc cộng với bất hợp lý đã nảy sinh, khiến đối tượng tham gia bảo hiểm là hộ nông dân (đa phần chưa quen với loại hình bảo hiểm này) dường như vẫn…đứng ngoài cuộc .

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch UBND xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy cho hay, xã ông là 1 trong 3 đơn vị được huyện Kiến Thụy chỉ đạo thực hiện thí điểm BHNN, nhưng khi triển khai chủ trương xuống cơ sở, nhất là trong hội viên nông dân thì ai nấy đều "ngãng ra". Lý do khiến bà con không thiết tha với BHNN là vì nội dung bảo hiểm chưa sát với thực tiễn.

Ông Thắng viện dẫn, đối với gia cầm, chỉ bảo hiểm duy nhất ở dịch cúm gia cầm. Còn con lợn, chỉ bảo hiểm ở 2 bệnh là tai xanh và lở mồm long móng. Theo ông Thắng, phạm vị bảo hiểm như vậy là quá hẹp. Đã vậy, người tham gia bảo hiểm còn phải tuân thủ các quy định ngặt nghèo khác, như : Dịch xảy ra phải công bố mới được coi là cơ sở để thanh toán bảo hiểm. Trong khi, việc công bố dịch đâu có thể tùy tiện (dịch xảy ra ở 3 điểm của 1 xã mới được công bố xã có dịch; tương tự ở cấp huyện và tỉnh cũng vậy).

"Dù gặp không ít khó khăn, song Hải Phòng vẫn quyết liệt chỉ đạo, đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu, đến hết tháng 6.2012 sẽ ký hợp đồng BHNN với 100% hộ chăn nuôi nghèo và từ 60- 80% đối với các đối tượng còn lại".

Ông Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng

Như thế có nghĩa, lợn hay gà dù có bị bệnh chết hàng loạt ở một hộ cá lẻ, cũng không thể công bố dịch được, cho dù hộ đó có tham gia BHNN. Cùng với đó, tỷ lệ phí bảo hiểm lại quá cao. Chẳng hạn, nuôi gà thịt, thời gian nuôi quy định 7 tuần, nhưng 2 tuần đầu không được bảo hiểm, còn lại 5 tuần, nhưng phải đóng phí tối đa tới 9.000 đồng/1 con gà nuôi trong 5 tuần. Nông dân cho rằng, với mức phí này, so với lợi nhuận thu được hiện tại, là quá cao, rất khó chấp nhận.

Ngoài ra, một loạt những vướng mắc khác cũng khiến bà con còn lăn tăn, do dự. Ví dụ như, đối với các chủ hộ chăn nuôi cá lẻ, do không đủ điều kiện để đứng ra làm chủ hợp đồng, nên phải cử đại diện đứng tên (chủ hợp đồng), điều này không chỉ nảy sinh những thủ tục, giấy tờ rườm rà, mà còn phát sinh những tranh chấp khó lường.

Cũng liên quan tới vấn đề phí BHNN, một hộ nông dân nghèo ở xã Lê Lợi, huyện An Dương có tên Nguyễn Thị An, bày tỏ nỗi niềm với chúng tôi, mặc dù được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ 100% phí đối với hộ nghèo tham gia BHNN, nhưng dù gia đình bà tới đây có muốn tham gia ký hợp đồng BHNN thì cũng không được ký. Bởi vì, bà Hiện mới chỉ nuôi được gần 100 con gà thịt. Trong khi quy định, nuôi gà đẻ phải từ 100 con và gà thịt phải từ 200 con trở lên, mới được tham gia bảo hiểm (!?). Vì lẽ này, bà An cho rằng, đối với hộ nghèo nói chung, gia đình bà nói riêng, BHNN còn quá… xa vời, chưa biết đến bao giờ mới có đủ điều kiện tham gia, để được thụ hưởng lợi ích từ chính sách mang lại?

Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Xuất Khẩu Tôm Có Thể Vượt 3,5 Tỷ USD Năm 2014, Xuất Khẩu Tôm Có Thể Vượt 3,5 Tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam sáu tháng đầu năm đạt gần 1,8 tỷ USD. Dự kiến, xuất khẩu tôm năm 2014 có thể vượt mốc 3,5 tỷ USD, nếu tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh và thị trường thuận lợi.

05/08/2014
Cho Vay Nông Nghiệp Cuộc Đua Mới Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cho Vay Nông Nghiệp Cuộc Đua Mới Của Các Ngân Hàng Thương Mại

Cho vay nông nghiệp nông thôn hiện là cuộc chạy đua mới của các ngân hàng thương mại. Sự chuyển hướng này không chỉ làm theo định hướng chính sách, mà chính tình trạng nghẽn đầu ra cho tín dụng buộc các ngân hàng phải tự khơi thông dòng chảy mới cho các khoản vay.

25/07/2014
Canh Cánh Lo Tôm Canh Cánh Lo Tôm "Dính" Oxytetracyline

Nỗi lo dư lượng Oxytetracyline thể hiện khá rõ ở thị trường Nhật Bản. Trong quý 1 năm nay, XK tôm sang Nhật Bản tăng trưởng rất ấn tượng. Trong tháng 1, kim ngạch XK tôm sang Nhật Bản tăng tới 64% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng 2 tăng 67%, tháng 3 tăng 1,2%. Tính ra, trong cả quý 1, kim ngạch XK tôm tăng 33%.

05/08/2014
Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Thân Thiện Với Môi Trường Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Thân Thiện Với Môi Trường

Theo kết quả điều tra của các ngành chức năng trong khi xây dựng quy hoạch BVMT tỉnh đến năm 2020 cho thấy, cùng với quá trình tăng trưởng sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta cũng đã bộc lộ những mặt trái tác động tiêu cực đến môi trường, làm gia tăng tác động xấu của biến đổi khí hậu.

25/07/2014
Phát Hiện Heo Bệnh Lọt Qua Nhiều Phát Hiện Heo Bệnh Lọt Qua Nhiều "Cửa" Kiểm Dịch

Theo đó, ngày 9/7/2014 cơ sở giết mổ (CSGM) Hoàng Phúc (xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, Long An) tiếp nhận 2 xe vận chuyển heo mang biển số 36C-30436 và 36C-01729 xuất phát từ khu tập trung lợn tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đưa vào cơ sở để giết mổ, kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (GCNKD) số 004613/CN-KDĐVNT và 004625/CN-KDĐVNT cấp ngày 6/7/2014 và 7/7/2014 của Chi cục Thú y tỉnh Hòa Bình. Tổng số heo của 2 xe là 336 con.

05/08/2014