Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa Trong Tháng 10

Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa Trong Tháng 10
Ngày đăng: 04/10/2011

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa tổ chức tập huấn về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho các tỉnh thành phía Nam trong hai ngày 29 và 30/9 tại TP.HCM, đây là chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011.

Theo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, từ năm 2006 - 2010 doanh thu bảo hiểm tăng gần 3,5 lần. Cụ thể, năm 2006 doanh thu từ bảo hiểm nông nghiệp là 737 triệu đồng, năm 2010 là 2,45 tỷ đồng, trong khi số tiền bồi thường bảo hiểm nông nghiệp chỉ tăng chưa đến 1,5 lần, từ 535 triệu đồng của năm 2006 và 719 triệu đồng cho năm 2010.

Tuy có mức lời hơn 70% nhưng nhiều doanh nghiệp cung cấp các gói bảo hiểm vẫn kêu khó vì sản phẩm bảo hiểm chưa phù hợp, tổn thất cao, lợi nhuận thấp nên khó thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Trong 3 năm (2008-2010) doanh thu từ thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp tham giam bảo hiểm ở ta luôn cao hơn mức bồi thường. Số tiền bồi thường cho các hợp đồng bảo hiểm chỉ chiếm chưa đến 30% so với doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp mà các doanh nghiệp bảo hiểm đang triển khai.

Ông Phùng Ngọc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho rằng, mục đích của chương trình bảo hiểm nông nghiệp hiện nay mà các công ty bảo hiểm đang đưa ra là cố gắng bảo hiểm những rủi ro cho người nông dân. Tuy nhiên, những công ty bảo hiểm này cũng là doanh nghiệp nên họ phải tính toán những cách thức làm sao vừa có lợi cho người mua bảo hiểm (nông dân) và người bán bảo hiểm.

Theo quyết định 315/QĐ-TTg, có 20 tỉnh thành tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, trong đó, cây lúa thí điểm ở Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp. Thủy sản tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, vật nuôi được thí điểm ở Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương, Hà Nội. Những trường hợp nhận được tiền bảo hiểm là rủi ro về thiên tai như: lũ lụt, hạn hán rét đậm, rét hại, sương giá và các rủi ro thiên tai khác. Hai doanh nghiệp bảo hiểm được chỉ định là Bảo Việt và Bảo Minh.

Dự kiến tháng 10 sẽ bắt đầu thí điểm bảo hiểm cây lúa ở An Giang. Mức phí bảo hiểm đến nay vẫn chưa được công bố cụ thể là bao nhiêu, song theo ông Khánh mức phí bảo hiểm vào khoảng 1-2% giá trị của vật nuôi cây trồng.

Được biết, sau khi thu phí bảo hiểm các công ty bảo hiểm, cụ thể là Bảo Việt, Bảo Minh sẽ dành số tiền này dự phòng để đền bù cho nông dân khi xảy ra thiệt hại mà không chia hoa hồng (trích phần trăm) hay dùng tiến đó để đầu tư vào lĩnh vực khác. Sau khi kết thúc thí điểm nếu Bảo Việt, Bảo Minh bị thua lỗ trên 10% thì Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ vấn đề này. Đó cũng là lý do tại sao Cục Quản lý giám sát bảo hiểm chọn Bảo Việt, Bảo Minh mà không chọn những công ty khác vì đây là hai công ty mà nhà nước nắm phần lớn cổ phần.


Có thể bạn quan tâm

Dịch Bệnh Trên Đàn Vật Nuôi Được Kiểm Soát Tốt Dịch Bệnh Trên Đàn Vật Nuôi Được Kiểm Soát Tốt

Năm 2014, nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trên đàn vật nuôi, nhất là các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh trên gia súc nên tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt.

26/01/2015
Nhơn Hải (Ninh Thuận) Hướng Đến Mô Hình Nuôi Dê Vỗ Béo Nhơn Hải (Ninh Thuận) Hướng Đến Mô Hình Nuôi Dê Vỗ Béo

Nhơn Hải là một trong ba xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Xác định việc được hưởng lợi từ dự án là điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nên địa phương đã tập trung triển khai hợp phần hỗ trợ sản xuất có hiệu quả.

26/01/2015
Định Hóa (Thái Nguyên) Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản Định Hóa (Thái Nguyên) Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Vịt Bầu Sinh Sản

Mô hình vịt bầu cổ xanh sinh sản được triển khai tại 4 xã: Bảo Linh, Bảo Cường, Kim Sơn và Linh Thông, quy mô 1.600 con với 18 hộ tham gia (trung bình từ 50 con/ hộ trở lên). Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015).

26/01/2015
Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

26/01/2015
Cảnh Báo Tình Trạng Gấu Nuôi Chết Liên Tiếp Tại Quảng Ninh Cảnh Báo Tình Trạng Gấu Nuôi Chết Liên Tiếp Tại Quảng Ninh

Đây là thông tin của Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Quảng Ninh công bố sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá sức khỏe sơ bộ gấu nuôi nhốt tại ba trang trại tại thành phố Hạ Long. Theo kết quả đánh giá, thực trạng tại các trại nuôi gấu tư nhân ở Quảng Ninh là đáng báo động với nhiều cá thể gấu còn lại có nhiều vết thương trên cơ thể, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và đang bị bỏ đói.

26/01/2015