Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa Trong Tháng 10

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa tổ chức tập huấn về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho các tỉnh thành phía Nam trong hai ngày 29 và 30/9 tại TP.HCM, đây là chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011.
Theo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, từ năm 2006 - 2010 doanh thu bảo hiểm tăng gần 3,5 lần. Cụ thể, năm 2006 doanh thu từ bảo hiểm nông nghiệp là 737 triệu đồng, năm 2010 là 2,45 tỷ đồng, trong khi số tiền bồi thường bảo hiểm nông nghiệp chỉ tăng chưa đến 1,5 lần, từ 535 triệu đồng của năm 2006 và 719 triệu đồng cho năm 2010.
Tuy có mức lời hơn 70% nhưng nhiều doanh nghiệp cung cấp các gói bảo hiểm vẫn kêu khó vì sản phẩm bảo hiểm chưa phù hợp, tổn thất cao, lợi nhuận thấp nên khó thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong 3 năm (2008-2010) doanh thu từ thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp tham giam bảo hiểm ở ta luôn cao hơn mức bồi thường. Số tiền bồi thường cho các hợp đồng bảo hiểm chỉ chiếm chưa đến 30% so với doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp mà các doanh nghiệp bảo hiểm đang triển khai.
Ông Phùng Ngọc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho rằng, mục đích của chương trình bảo hiểm nông nghiệp hiện nay mà các công ty bảo hiểm đang đưa ra là cố gắng bảo hiểm những rủi ro cho người nông dân. Tuy nhiên, những công ty bảo hiểm này cũng là doanh nghiệp nên họ phải tính toán những cách thức làm sao vừa có lợi cho người mua bảo hiểm (nông dân) và người bán bảo hiểm.
Theo quyết định 315/QĐ-TTg, có 20 tỉnh thành tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, trong đó, cây lúa thí điểm ở Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp. Thủy sản tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, vật nuôi được thí điểm ở Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương, Hà Nội. Những trường hợp nhận được tiền bảo hiểm là rủi ro về thiên tai như: lũ lụt, hạn hán rét đậm, rét hại, sương giá và các rủi ro thiên tai khác. Hai doanh nghiệp bảo hiểm được chỉ định là Bảo Việt và Bảo Minh.
Dự kiến tháng 10 sẽ bắt đầu thí điểm bảo hiểm cây lúa ở An Giang. Mức phí bảo hiểm đến nay vẫn chưa được công bố cụ thể là bao nhiêu, song theo ông Khánh mức phí bảo hiểm vào khoảng 1-2% giá trị của vật nuôi cây trồng.
Được biết, sau khi thu phí bảo hiểm các công ty bảo hiểm, cụ thể là Bảo Việt, Bảo Minh sẽ dành số tiền này dự phòng để đền bù cho nông dân khi xảy ra thiệt hại mà không chia hoa hồng (trích phần trăm) hay dùng tiến đó để đầu tư vào lĩnh vực khác. Sau khi kết thúc thí điểm nếu Bảo Việt, Bảo Minh bị thua lỗ trên 10% thì Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ vấn đề này. Đó cũng là lý do tại sao Cục Quản lý giám sát bảo hiểm chọn Bảo Việt, Bảo Minh mà không chọn những công ty khác vì đây là hai công ty mà nhà nước nắm phần lớn cổ phần.
Có thể bạn quan tâm

Khi mùa dưa hấu chính vụ đã qua, giá dưa từ 2.000 đồng/kg được thu mua tại ruộng vào thời điểm cách đây hơn 1 tháng nay đã tăng lên 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, những ruộng dưa còn thu hoạch vào thời điểm này ít nên xảy ra tình trạng khan hiếm hàng.

Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Thới Bình phối hợp với ban, ngành, các cấp thực hiện phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với đăng ký thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi luôn được đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tích cực hưởng ứng.

Mỹ đã “soán ngôi” EU về nhập khẩu cá tra Việt Nam là thông tin được ông Võ Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam đưa ra tại hội nghị giao ban giữa Hiệp hội Cá tra Việt Nam với các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long về tình hình sản xuất và xuất khẩu cá tra, được tổ chức ngày 6/5 tại thành phố Cần Thơ.

Những ngày này, trên khắp cánh đồng của thôn Nà Sài, xã Đông Hà (Quản Bạ) diện tích ngô Đông - xuân sớm sắp được thu hoạch thì mạ nền đã sẵn sàng cho một vụ lúa Hè - thu. Mùa nào thức ấy, khi lúa ngoài đồng thu hoạch song cũng là lúc giống khoai tây, rau đậu các loại được chuẩn bị sẵn chỉ chờ đem ra đồng trồng vụ Đông...

Những hoạt động xuất khẩu gạo gần đây của Thái Lan đang chứng tỏ một điều, Thái có thể quay lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong năm 2014.