Theo Dõi Và Phòng Trừ Bệnh Đỏ Lá Khóm

Ngày 3/4, tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, sở vừa chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng Kinh tế, NN-PTNT các huyện, thị xã, thành phố điều tra toàn diện tình hình dịch hại trên cây khóm nhất là bệnh héo đỏ lá hiện đang xảy ra tại huyện Phú Hòa (Báo Phú Yên đã đưa tin).
Theo đó, các đơn vị cần tuyên truyền, hướng dẫn người trồng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm ngăn chặn lây lan, phòng trừ bệnh có hiệu quả, đồng thời, phối hợp xây dựng những điểm trình diễn kỹ thuật theo hướng phòng trừ tổng hợp để có cơ sở khuyến cáo, nhân rộng cho nông dân áp dụng.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư khi triển khai các chương trình tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cần vận dụng, bổ sung nội dung tập huấn về bệnh héo đỏ lá cây khóm cho nông dân trong tỉnh biết, đồng thời phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật phát hiện, ngăn ngừa, phòng trừ đạt hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 2.665ha thủy sản các loại, trong đó tôm sú 268ha, tôm thẻ 1.797ha, cá các loại 307ha, thủy sản khác 293ha.

Cá lóc là loài cá ăn tạp, có sức sống cao, khả năng chịu đựng tốt với môi trường. Hiện nay, cá lóc là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân.

Cuối tháng chín âm lịch, mực nước trên kênh Vĩnh Tế và khu vực Tứ giác Long Xuyên đã xuống thấp, mùa nước bắt đầu rút sớm và không theo thông lệ hàng năm. Ở thời điểm này, hoạt động đánh bắt thủy sản khá yên ắng, nhiều địa bàn được mệnh danh “túi cá đồng” cũng vắng lặng.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 10 năm 2015 ước đạt 298 ngàn tấn, tăng 4,7% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 10 tháng đầu năm đạt 2884 ngàn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Theo ông Phạm Văn Bông - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn 2013-2015, dù tỷ trọng ngành nông- lâm-ngư nghiệp giảm, chỉ chiếm 3% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng giá trị tuyệt đối ngày càng tăng.