Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thêm Vốn Cho Nhà Nông Làm Ăn Lớn

Thêm Vốn Cho Nhà Nông Làm Ăn Lớn
Ngày đăng: 22/05/2014

Được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) TP.Hà Nội, nhiều hộ nông dân (ND) xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.

Ông Trần Văn Tuấn - Phó Chủ tịch Hội ND xã Đồng Tháp cho biết: “Với mục đích chuyển đổi cây trồng có thu nhập thấp sang cây trồng thu nhập cao, năm 2013 Hội ND xã Đồng Tháp đã chuyển đổi 5ha đất canh tác sang trồng hoa đồng tiền”.

Hướng vào cây, con thu nhập cao

Chúng tôi tới thăm trang trại trồng hoa đồng tiền rộng hơn 1,5ha của gia đình anh Bùi Văn Khá. Anh cho biết: “Trước đây, gia đình tôi trồng lúa. Khi xã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình tôi chuyển diện tích này sang trồng hoa đồng tiền”.

Lúc đầu, diện tích đất canh tác của gia đình anh Khá chỉ có hơn 0,5ha, anh thuê thêm 1ha đất của người dân địa phương để mở rộng sản xuất. Khi đã có tư liệu sản xuất rồi thì vốn là vấn đề nan giải đối với gia đình anh. Bởi lẽ, theo anh Khá, hoa đồng tiền thuộc dòng hoa chất lượng cao nên chi phí đầu tư mua cây giống rất tốn kém, đó là chưa kể đến chi phí thuốc trừ sâu và phân bón.

“Tháng 10.2013 tôi được Hội ND xã cho vay 10 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ HTND thành phố, trong thời gian 3 năm. Có vốn tôi dùng để mua cây giống, phục vụ sản xuất trong gia đình” - anh Khá chia sẻ.

Nhờ chăm chỉ tích lũy kinh nghiệm, biết cách chăm sóc và phòng trừ bệnh kịp thời nên hoa của gia đình anh phát triển rất nhanh. Hoa đồng tiền từ khi trồng cho đến khi thu hoạch mất khoảng 4 tháng (vụ chính là từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau), mỗi lần thu hoạch anh thu từ 8.000-10.000 bông. Riêng vụ vừa rồi, anh Khá thu nhập gần 100 triệu đồng.

Không có ND chán ruộng

Ngoài cho ND vay vốn đầu tư trồng hoa đồng tiền, Quỹ HTND thành phố còn cho các hộ vay để nuôi gia súc. Chị Đỗ Thị Hải (thôn Tháp) chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi lợn tính đến nay đã được gần 20 năm, trước tôi chủ yếu nuôi lợn thịt. Năm 2003, tôi chuyển sang nuôi lợn giống”.

Theo chị Hải, chăm sóc lợn giống mất nhiều công sức hơn lợn thịt. Lợn từ khi đẻ đến khi xuất chuồng mất 3 tháng, trọng lượng trung bình 30kg/con, nhưng tính lợi nhuận lại đạt cao gấp 2 lần so với lợn thịt.

"Số tiền được Quỹ HTND cho vay tuy không nhiều, nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, nó thực sự là nguồn động viên to lớn đối với người ND”.

Chị Đỗ Thị Hải

Ban đầu, do không có nhiều vốn nên chị Hải đầu tư hạn chế. Tháng 10.2013, được Quỹ HTND thành phố cho vay 10 triệu đồng, chị mua thêm 4 con lợn nái nuôi lấy giống, nâng tổng số đàn lợn lên hơn 30 con.

Ông Tuấn cho biết: “Hội ND xã đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn cho ND để phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Nguồn vốn 300 triệu đồng từ Quỹ HTND thành phố cho vay trung bình 10 triệu đồng/hộ đã mang lại hiệu quả trong sản xuất cho ND”.

Để vốn vay giúp ND sinh lời, Hội đã thành lập Ban điều hành Quỹ HTND. Cán bộ Ban điều hành thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc sử dụng vốn của ND, định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng gia đình.

“Nhu cầu về vốn của ND rất lớn, nên chúng tôi ưu tiên cho những hộ hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế. Nhờ đầu tư đúng hướng, thu nhập của nhiều hộ ND ngày một tăng, nên không xảy ra tình trạng ND bỏ ruộng nhiều ở một số địa phương. Mong muốn của hội viên ND trong xã được vay thêm vốn và thời gian vay dài hơn” - ông Tuấn thông tin.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Làm Giàu Từ Mít Nghệ Ở Lâm Đồng Mô Hình Làm Giàu Từ Mít Nghệ Ở Lâm Đồng

Trong số những giống cây trồng mới được đưa ra, nhiều hộ dân đã chọn giống mít nghệ làm cây trồng thí điểm. Từ 10 đến 20 cây trồng thử ban đầu, đến nay nhiều gia đình đã tự mua thêm cây giống để sản xuất trên diện tích nhiều hécta.

25/07/2014
Ô Nhiễm Môi Trường Do Nước Thải Chăn Nuôi Heo Ô Nhiễm Môi Trường Do Nước Thải Chăn Nuôi Heo

Từ nhiều năm nay, hơn chục hộ dân ở tổ 5, khu vực 2, phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) phải khốn khổ vì tình trạng ô nhiễm môi trường do các hộ nuôi heo trên địa bàn gây ra; nhiều lần bà con đã phản ánh lên các cơ quan chức năng, nhưng vẫn chưa được giải quyết.

04/04/2014
Mỹ Hà Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại Mỹ Hà Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm khai thác tối đa tiềm năng tự nhiên, nhân lực, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, những năm qua, Đảng ủy, UBND xã và nhân dân xã Mỹ Hà (Mỹ Lộc) đã tích cực xây dựng, phát triển thành công các mô hình kinh tế trang trại, gia trại đem lại thu nhập cao cho nhân dân.

25/07/2014
Chống Hạn Cho Vụ Đông Xuân Chống Hạn Cho Vụ Đông Xuân

Nắng nóng kéo dài, lượng nước mưa bổ sung ít, nên nhiều hồ chứa nước do các địa phương quản lý đã khô cạn, khiến cho hàng ngàn héc-ta cây trồng vụ Đông Xuân (ĐX) 2013-2014 bị hạn. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT, về việc triển khai các biện pháp chống hạn bảo vệ cây trồng vụ ĐX.

04/04/2014
Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Kinh Tế Tổng Hợp Ở Thanh Thủy Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Kinh Tế Tổng Hợp Ở Thanh Thủy

Những năm gần đây, phát triển kinh tế tổng hợp đã mang lại cho bà con nông dân ở Thanh Thủy đời sống ấm no, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ những mô hình làm ăn có hiệu quả.

25/07/2014