Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thêm tin vui cho xuất khẩu rau quả

Thêm tin vui cho xuất khẩu rau quả
Ngày đăng: 03/06/2015

Cụ thể 5 tháng đầu năm, gần 900 nghìn tấn trái cây VN đã được XK đi các nước, nhiều nhất là thanh long (350 nghìn tấn), dưa hấu (250 nghìn tấn), nhãn (hơn 110 nghìn tấn), chuối (trên 30 nghìn tấn)...

Riêng kim ngạch XK mặt hàng rau quả tháng 5/2015 đạt 89 triệu USD, nâng tổng kim ngạch XK rau quả trong 5 tháng đầu năm lên gần 600 triệu USD, tăng trên 11% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc tiếp tục là thị trường XK rau quả chủ yếu của Việt Nam, chiếm gần 34% tổng kim ngạch XK trong 5 tháng đầu năm; tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc (trên 4%) và Hoa Kỳ (trên 3%)...

Trong khi đó thông tin từ Cục BVTV cho biết, sau lô vải đầu tiên do Cty Ánh Dương Sao XK đi Mỹ vào ngày 30/5 bằng đường hàng không, trong tuần này, Cty Ánh Dương Sao sẽ XK thêm một container nhãn 5 tấn sang Mỹ, đồng thời xuất kèm theo lô hàng này thí điểm XK 200 kg vải bằng đường biển bằng container lạnh để kiểm tra khả năng bảo quản nhằm tiến tới XK vải bằng đường biển để giảm chi phí vận tải.

Được biết, XK bằng đường biển sang Mỹ sẽ mất khoảng 3 tuần. Ngày 10/6 tới, Cty Rồng đỏ sẽ là đơn vị thứ hai XK 2 container vải sang Úc. Hiện Cục BVTV đã mời chuyên gia Úc sang VN để giám sát kiểm tra tại cơ sở chiếu xạ trước khi XK theo quy định của Úc.

Cũng theo Cục BVTV, những ngày cuối tháng 5/2015, đoàn công tác của Cục đã làm việc với Cơ quan kiểm dịch Úc, theo đó, phía Úc đã thống nhất cho phép Việt Nam XK thêm xoài sang nước này trong năm 2015. Hiện tại, hai bên đang tiếp tục đàm phán để thống nhất phương án xử lý sau thu hoạch (hoặc xử lý hơi nóng, hoặc chiếu xạ).

Trước đó, đoàn công tác của Cơ quan KDTV của Nhật Bản cũng đã có chuyến làm việc với Cục BVTV, theo đó, phía Nhật đã đồng ý cho phép VN xuất khẩu xoài sang nước này kể từ tháng 9/2015, đồng thời, phía Nhật cũng sẽ được phép XK táo sang Việt Nam từ cùng thời điểm.

Cục BVTV hiện cũng đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để XK thêm sản phẩm thanh long ruột đỏ sang thị trường Nhật trong năm 2015 (hiện VN chỉ mới XK thanh long ruột trắng sang Nhật).


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Tra Trở Lại Thời Thức Ăn Tự Chế Nuôi Cá Tra Trở Lại Thời Thức Ăn Tự Chế

Giá thức ăn viên (thức ăn công nghiệp) tiếp tục tăng; giá bán cá tra nguyên liệu lại giảm đã đẩy người nuôi cá tra rơi vào khó khăn. Để đối phó với áp lực lỗ vốn, nhiều hộ nuôi quyết định chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế để cầm cự.

27/09/2012
Nâng Cao Chất Lượng Đàn Heo Giống Ở Bến Tre Nâng Cao Chất Lượng Đàn Heo Giống Ở Bến Tre

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có đàn heo trên 400.000 con. Từ việc nuôi heo dạng gia đình (mỗi hộ chỉ vài con), trong những năm gần đây, người chăn nuôi chuyển dần sang nuôi qui mô theo hình thức trang trại.

28/09/2012
Tiết Kiệm Điện Cho Sản Xuất Thanh Long Tiết Kiệm Điện Cho Sản Xuất Thanh Long

Theo đó, trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long, thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đã khảo nghiệm hiệu quả sử dụng bóng compact chống ẩm Điện Quang 20W thay thế cho đèn sợi đốt 60W để xử lý thanh long ra hoa trái vụ trên quy mô 1 ha ở vườn thanh long 3 tuổi, tại trạm thực nghiệm thanh long Hàm Minh. Sau 19 ngày thắp đèn, mỗi đêm trung bình 10 giờ đã cho kết quả: so với sử dụng bóng sợi đốt 60W thì bóng compact chống ẩm 20W có khả năng tiết kiệm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giảm tỉ lệ bóng hư hỏng khi gặp mưa gió từ 7,8% xuống 0,5%.

28/09/2012
Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Tại Xã Đức Lạng Ở Hà Tĩnh Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Tại Xã Đức Lạng Ở Hà Tĩnh

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.

29/09/2012
Làm “Ôsin” Cho Cá Tra! Làm “Ôsin” Cho Cá Tra!

Để giúp cá mau lớn, giảm rủi ro bệnh tật, hiện nay nhiều “đại gia” nuôi cá tra ở miền Tây thuê hẳn cả đội ngũ “ôsin” hút bùn chuyên nghiệp, chỉ cáng đáng mỗi việc “tẩy” sạch chất cặn bã dưới đáy ao.

30/09/2012