Thêm tin vui cho xuất khẩu rau quả

Cụ thể 5 tháng đầu năm, gần 900 nghìn tấn trái cây VN đã được XK đi các nước, nhiều nhất là thanh long (350 nghìn tấn), dưa hấu (250 nghìn tấn), nhãn (hơn 110 nghìn tấn), chuối (trên 30 nghìn tấn)...
Riêng kim ngạch XK mặt hàng rau quả tháng 5/2015 đạt 89 triệu USD, nâng tổng kim ngạch XK rau quả trong 5 tháng đầu năm lên gần 600 triệu USD, tăng trên 11% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc tiếp tục là thị trường XK rau quả chủ yếu của Việt Nam, chiếm gần 34% tổng kim ngạch XK trong 5 tháng đầu năm; tiếp theo là Nhật Bản, Hàn Quốc (trên 4%) và Hoa Kỳ (trên 3%)...
Trong khi đó thông tin từ Cục BVTV cho biết, sau lô vải đầu tiên do Cty Ánh Dương Sao XK đi Mỹ vào ngày 30/5 bằng đường hàng không, trong tuần này, Cty Ánh Dương Sao sẽ XK thêm một container nhãn 5 tấn sang Mỹ, đồng thời xuất kèm theo lô hàng này thí điểm XK 200 kg vải bằng đường biển bằng container lạnh để kiểm tra khả năng bảo quản nhằm tiến tới XK vải bằng đường biển để giảm chi phí vận tải.
Được biết, XK bằng đường biển sang Mỹ sẽ mất khoảng 3 tuần. Ngày 10/6 tới, Cty Rồng đỏ sẽ là đơn vị thứ hai XK 2 container vải sang Úc. Hiện Cục BVTV đã mời chuyên gia Úc sang VN để giám sát kiểm tra tại cơ sở chiếu xạ trước khi XK theo quy định của Úc.
Cũng theo Cục BVTV, những ngày cuối tháng 5/2015, đoàn công tác của Cục đã làm việc với Cơ quan kiểm dịch Úc, theo đó, phía Úc đã thống nhất cho phép Việt Nam XK thêm xoài sang nước này trong năm 2015. Hiện tại, hai bên đang tiếp tục đàm phán để thống nhất phương án xử lý sau thu hoạch (hoặc xử lý hơi nóng, hoặc chiếu xạ).
Trước đó, đoàn công tác của Cơ quan KDTV của Nhật Bản cũng đã có chuyến làm việc với Cục BVTV, theo đó, phía Nhật đã đồng ý cho phép VN xuất khẩu xoài sang nước này kể từ tháng 9/2015, đồng thời, phía Nhật cũng sẽ được phép XK táo sang Việt Nam từ cùng thời điểm.
Cục BVTV hiện cũng đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để XK thêm sản phẩm thanh long ruột đỏ sang thị trường Nhật trong năm 2015 (hiện VN chỉ mới XK thanh long ruột trắng sang Nhật).
Related news

Nhiều năm nay, rau củ an toàn là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng cũng như các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế; người trồng rau chưa thực sự mặn mà đầu tư cho sản phẩm này.

Cách đây khoảng 5 năm, khi giá cao su tăng cao, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt điều trồng cao su. Nay, nhiều nông dân lại chặt cao su trồng tiêu, điều… trong khi các loại cây công nghiệp lâu năm đầu tư chi phí nhiều, chắc gì đến khi thu hoạch sẽ không có một loại cây khác lên ngôi. Hiểu được quy luật đó, từ nhiều năm qua, nhiều nông dân vẫn thủy chung với cây điều, làm giàu từ trồng xen trong vườn điều.

Anh Trần Văn Hiệu, ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) là chủ của một trang trại chăn nuôi gà với doanh thu gần 3 tỷ đồng/tháng do mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.