Thêm Rào Cản Kháng Sinh Mới Cho Mặt Hàng Tôm Xuất Khẩu

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, tôm xuất khẩu sang các thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản đã liên tục bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline.
Thêm rào cản kháng sinh mới cho mặt hàng tôm xuất khẩu
Theo quy định của hai thị trường lớn này, mức giới hạn cho phép đối với kháng sinh Oxytetraxycline lần lượt là 0,2 và 0,1 ppm. Tuy nhiên, thời gian gần đây các nhà nhập khẩu đã phát hiện nhiều lô hàng tôm của nước ta có dư lượng thấp nhất là 0,3 ppm và cao nhất là 2,1 ppm.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, đã có 11 trường hợp tôm xuất khẩu của nước ta bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline sang Nhật Bản và EU.
Để kiểm soát hiệu quả dư lượng Oxytetraxycline trong tôm nuôi và tránh khả năng EU và Nhật Bản sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, VASEP đề nghị Tổng cục Thủy sản có ý kiến chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan quản lý địa phương tăng cường kiểm tra việc sử dụng Oxytetraxycline trong nuôi tôm theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN - PTNT Bắc Giang, năm nay toàn tỉnh có 1,8 ngàn ha nhãn cho thu hoạch, sản lượng ước đạt hơn 15 ngàn tấn, tăng 2 ngàn tấn so với năm ngoái.

Bộ Tài chính vừa công bố giá thành lúa HT 2015 ở ĐBSCL. Theo đó, giá thành bình quân lúa vụ HT 2015 ở ĐBSCL cao hơn 196 đ/kg so với giá thành bình quân vụ HT 2014.

Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc, tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.

Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh trên biển Đông đã gây mưa lớn trên địa bàn huyện Tánh Linh từ ngày 7/7 cho đến nay, đồng thời nước sông La Ngà dâng cao đã gây ngập úng trên 661 ha lúa.

Tình trạng phá mía để chuyển sang cây trồng khác đang là một thực trạng diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương.