Thêm Nhiều Dự Án Phát Triển Thủy Sản

Với mục tiêu thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, nhân rộng giống cá đặc sản trên địa bàn, gần đây tỉnh ta đã đầu tư nhiều chương trình dự án nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân..
Theo Chi cục Thủy sản, trong năm 2012 - 2013 tỉnh ta đã triển khai một số chương trình, dự án phát triển nghề thủy sản, như: Mô hình ương nuôi cá giống tại 2 huyện Lâm Bình, Chiêm Hóa; mô hình nuôi cá Lăng chấm thương phẩm trong ao tại huyện Yên Sơn.
Huyện Yên Sơn có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 607 ha, trong đó ao hồ nhỏ 427 ha, hồ thủy lợi 180 ha. Năm 2013, Chi cục Thủy sản đã lựa chọn cá Lăng chấm làm đối tượng nuôi thử nghiệm trong ao tại xã Nhữ Khê và trại cá Hoàng Khai. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao. Hiện cá Lăng chấm được bán với giá từ 300.000 - 500.000đ/kg.
Để đảm bảo dự án thành công, Chi cục đã triển khai tập huấn quy trình kỹ thuật cho các hộ nông dân tham gia, như: Diện tích ao tối thiểu từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,4 - 1,5 m, bùn đáy 25 cm, bờ ao chắc chắn, gần nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, chủ động cấp thoát, ao nuôi quang đãng, không cớm rợp, không bị lụt bão ảnh hưởng. Thực hiện tốt công tác khử trùng để chuẩn bị ao nuôi và phòng bệnh cho cá.
Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Nguyễn Thị Vĩnh An cho biết, mục tiêu của đơn vị là sau 9 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt lớn hơn hoặc bằng 80%; cỡ cá khi thu hoạch bình quân là 1 kg/con, năng suất dự kiến đạt 4 tấn/ha. Với những ưu điểm như thịt trắng, chất lượng thịt thơm ngon, không có xương dăm thì trong tương lai, khi cá Lăng chấm trở thành sản phẩm hàng hóa sẽ đáp ứng được yêu cầu về “thực phẩm ngon, sạch” ngày càng tăng của thị trường trong nước và còn có thể là một trong những đối tượng xuất khẩu quan trọng trong tương lai.
Cũng trong những tháng đầu năm 2013, Chi cục Thủy sản đã triển khai mô hình nuôi cá rô đồng đầu vuông thương phẩm trong ao với quy mô 1,6 ha. Mô hình được thực hiện tại xã Phú Thịnh (Yên Sơn) với 30 hộ tham gia. Cùng thời gian này, Chi cục đã triển khai mô hình ương nuôi cá giống tại xã Lăng Can (Lâm Bình), Tân Mỹ (Chiêm Hóa) với 16 hộ dân tham gia, quy mô khoảng 1,6 ha, với số lượng 40 vạn con, gồm trắm cỏ 40%, cá trôi mrigal 25%, cá chép lai V1 15%, cá rô phi đơn tính 20%. Đến nay, toàn bộ số lượng cá của cả 2 mô hình này đều sinh trưởng phát triển tốt.
Các dự án thực hiện thành công sẽ giải quyết được nguồn lao động sẵn có trong dân, tận dụng điều kiện về môi trường tự nhiên của địa phương, qua đó từng bước hình thành các cơ sở sản xuất thủy sản thâm canh cao, cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống chủ động cho nhân dân trong xã và nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân trong xã.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ông Nguyễn Tác Tân - Trưởng thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Tân đã bàn bạc với 134 hộ nông dân trong thôn Vị Hạ xây dựng mô hình "Tổ hợp tác áp dụng cơ giới hoá tổng hợp trong sản xuất lúa". Mô hình có quy mô diện tích 26 ha.

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành – An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.

So với cấy lúa, trồng ngô, trồng sắn…thì trồng su su đạt hiệu quả gấp 6,7 lần. Đó là nhận định của bà con nông dân tại xóm Biệng, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu.