Thêm nhà máy công suất 400.000 tấn thức ăn chăn nuôi

Nhà máy được xây dựng trên diện tích 8,3 ha, tổng vốn đầu tư trên 294,5 tỷ đồng, công suất gần 400.000 tấn/năm.
Theo đánh giá, thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam phát triển khá nhanh, với mức tăng trưởng trung bình từ 10 - 13%/năm. Việt Nam hiện đứng đầu khối ASEAN và đứng thứ 12 thế giới về sản lượng SX thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Giới chuyên gia khá lạc quan về khả năng tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2015, khi đặt ra mục tiêu giá trị SX toàn ngành sẽ tăng từ 5 - 5,6% so với năm 2014.
Hiện tại, nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam khoảng 16 triệu tấn/năm, trị giá khoảng 6 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, con số này có thể lên đến 25 - 26 triệu tấn/năm, với trị giá hàng chục tỷ USD.
Mặc dù lợi nhuận trung bình của ngành thức ăn chăn nuôi hiện nay chỉ từ 4 - 5%, thấp hơn nhiều so với mức vài chục phần trăm như trước đây, nhưng các nhà đầu tư Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hà Lan… vẫn đẩy mạnh đầu tư, mở rộng và xây dựng NM chế biến thức ăn chăn nuôi, tiến sâu vào thị trường đầy tiềm năng này.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày có bể biogas, bà Điền Thị Tiên, thôn Dạ 1, xã Cam Đường, TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) bảo, giờ không phải lọ mọ dậy sớm lên đồi lấy củi nữa.

Thời kỳ sau trồng 70 ngày hành bắt đầu xuống củ, nếu gặp nhiệt độ cao thì hạn chế tưới nước để tránh cây sinh trưởng trở lại “hành bị rút ruột”.

Vụ ĐX 2014-2015 cũng là một vụ ấm, tuy nhiên thiếu nước thì không đến mức gay gắt như dự báo của vụ này, ấm 2 vụ ĐX kế tiếp nhau cũng là trường hợp rất hiếm gặp...

Theo kế hoạch, vụ đông năm nay Nghệ An gieo trồng 43.716 ha cây trồng các loại và thả 3.600 ha cá vụ ba.

Cây gừng thích hợp ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 20 - 28 độ C, lượng mưa trên 1.500 mm/năm, có thể trồng được tất cả các vùng, miền ở nước ta.