Thêm Hướng Đi Mới Cho Thủy Sản An Giang

Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông hộ và ngành Thủy sản là một hướng đi đúng, nhưng xét trên phương diện nuôi để xuất khẩu, trong thời gian dài, An Giang chỉ “độc nhất” có con cá tra, trong khi các loại thủy sản khác có tiềm năng rất lớn.
Từ thực tế này, một số doanh nghiệp (DN) trong tỉnh đã bắt tay nuôi thử nghiệm cá rô phi và đã thành công, mở ra một hướng đi mới cho xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Thị trường rộng mở
Với giá xuất từ 4 - 5,3 USD/kg (tùy thuộc vào thị trường, cảng đến, phương thức thanh toán, số lượng và thời gian giao hàng…), cá rô phi đã trở thành một đối tượng nuôi xuất khẩu đầy triển vọng. 10 năm qua, ở một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á, nếu Việt Nam đứng đầu trong xuất khẩu cá tra (kim ngạch đạt 1,6 tỷ USD/năm) thì Trung Quốc đứng đầu trong xuất khẩu cá rô phi (kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD/năm).
Thị trường xuất khẩu cá rô phi lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức... Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 7 tháng của năm 2014, chỉ riêng Mỹ đã nhập 86.766 tấn, cho thấy thị trường xuất khẩu cá rô phi của thế giới rất lớn.
An Giang có trên 1.500 héc-ta mặt nước nuôi trồng thủy sản. Song, kim ngạch vẫn chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng. “Chúng ta hiện nuôi rất nhiều thủy sản nhưng đa phần chỉ để tiêu thụ nội địa chứ chưa xuất khẩu được. Những đối tượng có tiềm năng xuất khẩu thì sản lượng nuôi không đáp ứng. Đây là một thực tế cần suy nghĩ” – ông Lê Trung Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, chia sẻ.
Nhanh chóng quy hoạch
Năm 2013, đứng trước tình hình kinh tế tiếp tục khủng hoảng, một số doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh đã liên kết với nông dân nuôi và thu mua xuất khẩu cá rô phi. Nếu ở Đồng Tháp có Công ty Hoàng Long (IDI); Cần Thơ có 404, Sông Biển thì ở An Giang có Nam Việt, An Mỹ. Giá mua từ 32.000 – 34.500 đồng/kg. Với giá này, người nuôi lãi từ 2.000 - 4.000 đồng/kg.
Để ổn định chân hàng phục vụ xuất khẩu, một số DN đã đầu tư nuôi với hình thức nuôi vèo. Cụ thể, Nam Việt đã thả nuôi 2.532 vèo ở 6 vùng nuôi trong tỉnh, như: Long Giang, Bình Phước Xuân (Chợ Mới), Bình Thạnh (Châu Thành). Mỗi vèo có kích thước 6 x 12 x 4,5 m. An Mỹ thả nuôi 180 vèo tại khu vực ấp Bình Yên (xã Bình Thủy, Châu Phú).
"Quy hoạch vùng nuôi và xử lý môi trường là 2 vấn đề mà DN đang gặp khó. Đến thời điểm này, tỉnh vẫn chưa có quy hoạch chi tiết vùng nào cho phép nuôi cá rô phi - mà lẽ ra quy hoạch thì phải đi trước thực tế khi DN triển khai; trong khi đây là đối tượng nuôi đầy triển vọng, phục vụ tốt cho chương trình ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp một cách hiệu quả nhưng chúng tôi lại gặp khó” - chủ một doanh nghiệp giãi bày.
Đưa cá rô phi vào chương trình xuất khẩu trọng điểm của tỉnh là một việc làm cần thiết. Hiện nay, giá xuất cá tra bình quân 2,2 – 2,4 USD/kg, thời gian nuôi 6 tháng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) là 1.55 – 1.65 kg thức ăn cho 1kg cá tăng trọng. Trong khi ở cá rô phi, các chỉ số vừa nêu cũng tương đương nhưng giá trị xuất khẩu cao hơn gấp đôi cá tra.
Hiện tại, 1kg cá rô phi, ngư dân nuôi lãi từ 2.000 - 4.000 đồng, trong khi cá tra thì “nằm mơ” cũng chẳng thấy. Và chỉ có nuôi xuất khẩu thì sản lượng nuôi mới nhiều, đời sống của đại bộ phận nông dân mới được cải thiện. Đây là một hướng đi mới nhằm khôi phục lại kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại vốn dĩ đã hình thành trên địa bàn tỉnh từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
“Đối với cá rô phi, cái được của chương trình này là DN tự bỏ tiền thực hiện (không cần đến vốn từ ngân sách), trong khi ở các huyện, thị, tỉnh đã chi hàng trăm triệu đồng cho việc tổ chức thực hiện mô hình nhưng sản phẩm làm ra chưa xuất khẩu được.
Đây là việc mà các nhà quản lý cần nghiên cứu, cân nhắc để cá rô phi sớm là đối đượng được đưa vào chương trình trọng điểm, sản xuất phục vụ xuất khẩu trong thời gian sớm nhất. Có xuất khẩu được thì nông dân chúng tôi mới mong nuôi với quy mô lớn” – ông Nguyễn Thành Tâm, nông dân huyện Phú Tân, bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan và được bà con nông dân vùng lũ nhân rộng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn cho bà con vùng lũ.

Đó là Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, do Phòng NN – PTNT huyện triển khai từ năm 2009; giúp gần 200 hộ có con giống, kinh nghiệm nuôi lợn nái để bán giống cũng như phục vụ nhu cầu nuôi lợn thịt của gia đình. Đã có rất nhiều hộ thoát đói nghèo từ Dự án ý nghĩa này.

Gà sao là đối tượng vật nuôi mới với ý tưởng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi có giá trị thu nhập cao cho nông hộ nhằm thay thế dần những vật nuôi thu nhập thấp không ổn định và thường xuyên bị rủi ro dịch bệnh, giá đầu ra bấp bênh. Với mục đính đó, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp –PTNT; Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng thành công mô hình gà sao tại xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ) đạt hiệu quả cao.

Mặc dù đang ở chính vụ nhưng nhiều ao nuôi thủy sản nước lợ vẫn chưa được nông dân cải tạo, thả giống do điều kiện nuôi không thuận lợi. Lựa chọn con giống và kỹ thuật thả nuôi phù hợp là biện pháp cần thiết để nông dân có thể tận dụng những diện tích ao “bỏ hoang”, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Sau khi trái cam sành vụ nghịch leo lên mức giá trên 30.000 đồng/kg thì ngay lập tức nhiều nhà vườn ở các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh đã đổ xô trồng cam sành. Và hậu quả như thế nào thì chưa thể đoán được, nhưng thực trạng hiện nay giá cam sành đã tuột thẳng dốc và chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg.