Thêm Gần 2.000 Tỷ Đồng Cho Vay Phát Triển Nông Nghiệp

Thống đốc NHNN Việt Nam vừa phê duyệt danh sách ngân hàng thương mại và khách hàng tham gia chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp.
Theo đó, có 19 dự án tại 16 tỉnh, thành phố với tổng nhu cầu vốn vay dự kiến 1.926,34 tỷ đồng được phê duyệt cho vay thí điểm theo Nghị quyết 14 của Chính phủ về chương trình cho vay đối với các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Trước đó, vào cuối tháng 5-2014, có 4 doanh nghiệp đầu tiên (trên địa bàn tỉnh An Giang) trong chương trình cho vay thí điểm phát triển nông nghiệp đã ký hợp đồng vay 350 tỷ đồng từ các ngân hàng. Tiếp đó, tới đầu tháng 7-2014 có thêm 6 doanh nghiệp thuộc 5 tỉnh, thành phố được các ngân hàng thương mại cho vay tổng số tiền hơn 2.370 tỷ đồng để thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày qua đã sôi động trở lại. Đây là tín hiệu tốt, sau khi Việt Nam ký được khoảng 1 triệu tấn gạo theo một hợp đồng tập trung và trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines.

Thế thượng phong của tôm, cá tra, cá basa đã làm lu mờ vị thế của con cá biển, nhưng đây lại là một hướng đi đầy tiềm năng.

Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Dù mới bán thí điểm tại chợ Hòa Bình (Q.5, TP.HCM), nhưng nhiều người tiêu dùng từ xa không ngại khó tìm đến đây chỉ để mua thịt heo VietGAP với mong muốn có bữa ăn an toàn.