Thêm 3 tấn vải thiều xuất khẩu sang Úc

Vải xuất khẩu sang Úc được công ty Rồng Đỏ thu mua trồng tại vùng trồng thuộc huyện Thanh Hà và Thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương.
Hiện doanh nghiệp đang khẩn trương tiến hành các công đoạn cuối cùng để vận chuyển vải đã đóng gói vào thành phố Hồ Chí Minh chiếu xạ trước khi đưa lên máy bay xuất khẩu.
Doanh nghiệp cũng đã đầu tư xưởng đóng gói ngay tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà, có kho lạnh đảm bảo tiêu chuẩn, công suất đóng gói có thể đạt đến 40 tấn/ngày nhưng hiện nay đang hoạt động với khoảng 10 tấn.
Ông Mai Xuân Thìn, Giám đốc công ty THH Rồng Đỏ cho biết: ngày mai sẽ xuất khẩu đi Úc khoảng 3 tấn vải thiều được đóng gói vận chuyển bằng máy bay.
Vừa qua được sự giúp đỡ rất nhiều của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kiểm dịch và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong phối hợp thu hoạch vải xuất khẩu.
Theo kế hoạch, tối nay số lượng vải khoảng 3 tấn vải được vận chuyển bằng đường hàng không vào thành phố Hồ Chí Minh. Các chuyên gia kiểm dịch của Úc sẽ kiểm tra tại nhà máy của công ty trước khi vải xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi vịt đẻ giống an toàn sinh học (ATSH) và an ninh sinh học tại lò ấp, đã giúp chị Đoàn Thị Ngọc Bích ở Phường Tân Lộc, Quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại cây trái đặc sản như: dâu, vú sữa, cam, quýt, sầu riêng… nay lại có thêm hồ tiêu, một loài dây leo tuy trồng xen canh với cây ăn trái nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, giúp bà con nông dân tăng thu nhập đáng kể.

Qua những nỗ lực của ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương, nhà vườn; năm 2013, bệnh chổi rồng được khống chế, tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng có xu hướng nhiễm trở lại, ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) hiện có trên 2.300 ha nhãn thì đã có 440 ha bị nhiễm bệnh làm bà con cũng rất lo lắng.