Thêm 3 tấn vải thiều xuất khẩu sang Úc

Vải xuất khẩu sang Úc được công ty Rồng Đỏ thu mua trồng tại vùng trồng thuộc huyện Thanh Hà và Thị xã Chí Linh của tỉnh Hải Dương.
Hiện doanh nghiệp đang khẩn trương tiến hành các công đoạn cuối cùng để vận chuyển vải đã đóng gói vào thành phố Hồ Chí Minh chiếu xạ trước khi đưa lên máy bay xuất khẩu.
Doanh nghiệp cũng đã đầu tư xưởng đóng gói ngay tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà, có kho lạnh đảm bảo tiêu chuẩn, công suất đóng gói có thể đạt đến 40 tấn/ngày nhưng hiện nay đang hoạt động với khoảng 10 tấn.
Ông Mai Xuân Thìn, Giám đốc công ty THH Rồng Đỏ cho biết: ngày mai sẽ xuất khẩu đi Úc khoảng 3 tấn vải thiều được đóng gói vận chuyển bằng máy bay.
Vừa qua được sự giúp đỡ rất nhiều của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kiểm dịch và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong phối hợp thu hoạch vải xuất khẩu.
Theo kế hoạch, tối nay số lượng vải khoảng 3 tấn vải được vận chuyển bằng đường hàng không vào thành phố Hồ Chí Minh. Các chuyên gia kiểm dịch của Úc sẽ kiểm tra tại nhà máy của công ty trước khi vải xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây gần 10 năm, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã quy hoạch, phát triển khu chăn nuôi tập trung với diện tích hơn 50ha.

Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) là địa phương vốn có truyền thống trồng lạc thương phẩm, nhưng từ khi tham gia liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc giống thuộc “dự án cạnh tranh nông nghiệp”, bà con ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà mở ra hướng làm ăn mới.

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.

Tham quan mô hình trồng nấm rơm trái vụ do Trung tâm KN-KN Bắc Ninh phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) tổ chức tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình, chúng tôi thấy sự phấn khởi của nông dân.

Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng ca cao. Tuy nhiên, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, người dân sản xuất theo lối cũ, quy trình kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, vì vậy năng suất đạt chưa cao.