Thêm 2 Tỉnh Xuất Hiện Cúm Gia Cầm Độc Lực Cao

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa công bố thêm ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 mới phát sinh tại một số hộ chăn nuôi thuộc 2 tỉnh: Quảng Trị và Quảng Ngãi.
Cụ thể là ổ dịch tại 2 hộ chăn nuôi vịt với gần 3.000 con từ 12 - 14 ngày tuổi ở thôn Xuân Mỵ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh và thôn Đồng Nhơn Nam, xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi.
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi đã tiến hành tiêu hủy đàn vịt mắc bệnh và áp dụng các biện pháp chống dịch. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy toàn bộ 2 đàn vịt mắc bệnh trên và áp dụng các biện pháp chống dịch.
Trước đó, ổ dịch H5N6 lần đầu tiên xảy ra tại tỉnh Lào Cai, đến nay đã gần qua 19 ngày nhưng không có ổ dịch mới phát sinh.
Được biết, vi rút cúm gia cầm A/H5N6 là một chủng vi rút cúm độc lực cao. Trước đó, chủng vi rút này đã từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan. Đây cũng là chủng vi rút có độc lực cao đã từng gây tử vong trên người tại Trung Quốc.
Theo Tổ chức Thú y thế giới, H5N6 là chủng vi rút có độc lực cao nhưng chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người, nên việc theo dõi, giám sát diễn biến của chủng vi rút mới cần được thực hiện chặt chẽ để có ứng phó kịp thời khi dịch bùng phát trên gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có chiều dài bờ biển trên 43km. Đây là một vùng đất pha cát, đất giồng, rất phù hợp với việc phát triển hoa màu. Ngoài đặc sản hành tím, Vĩnh Châu còn là nơi nổi tiếng về đặc sản củ cải trắng.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước và đóng vai trò quyết định an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc nông dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống làm phát sinh tình trạng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.

Tại hội thảo triển khai liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ngày 6-5, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Văn Đon cho biết: Hội thảo mở ra hướng đi mới về gắn kết doanh nghiệp với nông dân trong thực hiện liên kết trồng gấc chuỗi giá trị.

Diện tích cây mắc ca ở các tỉnh Tây Nguyên đang tăng lên chóng mặt trong khi hiệu quả từ loài được cho là “cây tỉ đô” này lại không như kỳ vọng Khảo sát tại nhiều vườn mắc ca của người dân ở Đắk Lắk và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy cây ra hoa nhiều, cho rất ít trái, rụng nhiều.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (KNQG), vụ Đông Xuân vừa qua, theo tính toán của nông dân tỉnh Quảng Nam, mỗi ha sản xuất hạt giống lúa lai F1 mang lại lợi nhuận nhiều hơn 40 triệu đồng/vụ so với lúa thường.