Thêm 2 Ngân Hàng Được Cho Vay Thu Mua Tạm Trữ Lúa Gạo

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được phép cho vay vốn thu mua tạm trữ lúa gạo.
Ngày 4/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được thực hiện việc cho vay mua thóc, gạo tạm trữ vụ Đông - Xuân năm 2014 - 2015.
Các NHTM nêu trên thực hiện cân đối nguồn vốn để cho vay mua tạm trữ thóc, gạo đối với các thương nhân được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu mua số thóc, gạo tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo theo tỷ lệ quy đổi thóc:gạo là 2:1 trong vụ Đông - Xuân 2014-2015. Lãi suất cho vay do NHTM và khách hàng thỏa thuận nhưng tối đa không vượt quá 7%/năm.
Thời gian giải ngân cho vay mua tạm trữ thóc gạo từ ngày 1/3/2015 đến hết ngày 15/4/2015. Thời hạn cho vay mua tạm trữ tối đa là 6 tháng (đến hết ngày 31/8/2015), thời gian được hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay tối đa là 4 tháng (đến hết ngày 30/6/2015).
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ. Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ lãi suất đối với các khoản cho vay mua tạm trữ thóc, gạo của các thương nhân thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trước đó, ngày 27/2, NHNN đã có văn bản về việc chấp thuận cho 17 ngân hàng thương mại cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2014-2015. Với việc chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được thực hiện việc cho vay vốn, hiện đã có 19 ngân hàng thương mại được phép cho vay mua thóc, gạo tạm trữ vụ Đông - Xuân năm 2014 - 2015.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đã có hiệu lực hơn 2 tháng nhưng công tác triển khai còn chậm chạp. Cả người nuôi lẫn doanh nghiệp đều lâm cảnh ngóng chờ hiệu ứng của chính sách.

Từng là cán bộ của một hợp tác xã nông nghiệp, ông Tín đã quen dần với những kỹ thuật mới về nuôi gà. Khi đã về hưu, ông tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi này. Ông nói: “Thấy diện tích đất cát bỏ hoang hóa nhiều quá, bỏ thì phí nhưng làm mùa thì không đạt hiệu quả.

Một số mặt hàng thông thường đang được TQ nhập với số lượng lớn: Chanh quả tươi 1.343 tấn, rau su su 270 tấn, xoài Nam bộ 950 tấn. Ngoài ra các loại rau, quả XK: Bưởi, dừa, sầu riêng, mướp đắng... từ 50-100 tấn.

Thế nhưng, ở đấy có những con người không quản ngại gian khó, lặng lẽ làm kinh tế, biến vùng đất ấy “sinh” ra quả ngọt để làm giàu. Tiêu biểu là gia đình anh Nguyễn Hữu Chánh, thôn Tình Phú Tây, xã Hành Minh.

Xã Tỏa Tình là nơi sinh sống của cộng đồng người Mông huyện Tuần Giáo. Khi đặt chân lên vùng đất này, hình ảnh đầu tiên trong mắt chúng tôi là những nương ngô, nương lúa xen lẫn với những vườn cà phê, sa nhân, táo mèo... cho thấy sự trù phú, no đủ của bà con người Mông nơi đây.