Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.
13 giống lúa do Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long lai tạo, gồm: OM 4488, OM 5166, OM 5953, OM 6677, OM 7364, OM 7398, OM 8232, OM 8928, OM 11267, OM 11268, OM 11269, OM 11271 và Núi Voi 1. Các giống lúa thuần này được trồng khảo nghiệm so sánh năng suất trong nhiều năm qua tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, các trung tâm khuyến nông, trung tâm giống 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Đông và miền Trung.
Các giống lúa có thời gian sinh trưởng 95 - 105 ngày, chiều cao cây 100 - 110 cm, số bông cao, tỷ lệ hạt lép thấp, nặng hạt, hạt gạo đẹp, thon dài, hàm lượng amylose thấp, cơm dẻo, thơm ngon, hàm lượng protein cao, năng suất cao (6 - 8 tấn/ha/vụ), có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như rầy nâu, đạo ôn, bệnh vàng lùn và nhiều loại bệnh khác, đạt chuẩn xuất khẩu. Một số giống còn thích nghi tốt với vùng đất nhiễm mặn, phèn, khô hạn.
Giống Cẩm Cai Lậy là giống lúa thuần, có thể thâm canh 3 vụ/năm vì thời gian tăng trưởng rất ngắn (85 ngày), chống chịu tốt với bệnh cháy lá, năng suất từ 4 - 6 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ mô hình nuôi cá giống. Một trong những hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu đầu tiên từ mô hình này là gia đình chú Nguyễn Văn Sáu ở ấp Tịnh Mỹ.

Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, dịch lở mồm long móng đang bùng phát mạnh tại 19 xã của 3 huyện là Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Kỳ Anh.

Trước đây, xã Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một - Bình Dương) nổi tiếng là vùng trồng rau diếp cá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết vào khoảng năm 2000 diện tích trồng rau diếp cá ở xã lên đến 50 - 60 ha. Từ năm 2007 đến nay, khi các dự án quy hoạch được thực hiện ở địa phương nên đa số nông dân không còn nhiều diện tích đất để canh tác. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp của xã chỉ còn khoảng 16 ha, chủ yếu trồng các loại rau màu.

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Trong suy nghĩ của tôi, cứ tưởng rằng chim yến là loài hoang dã chỉ quen sống ở những vùng biển khơi, hải đảo… Không ngờ loài chim “quý tộc”- được xem như sứ giả của mùa xuân ấy lại có thể chọn vùng đất biên giới Tân Biên để làm chỗ “định cư”.