Thêm 14 Giống Lúa Tại ĐBSCL Được Công Nhận Là Giống Tốt

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa công nhận giống Lúa Cẩm Cai Lậy do Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) lai tạo và 13 giống lúa do Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo là "Giống cây trồng nông nghiệp mới" đồng thời chỉ đạo các sở nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức sản xuất thử nghiệm.
13 giống lúa do Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long lai tạo, gồm: OM 4488, OM 5166, OM 5953, OM 6677, OM 7364, OM 7398, OM 8232, OM 8928, OM 11267, OM 11268, OM 11269, OM 11271 và Núi Voi 1. Các giống lúa thuần này được trồng khảo nghiệm so sánh năng suất trong nhiều năm qua tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, các trung tâm khuyến nông, trung tâm giống 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Đông và miền Trung.
Các giống lúa có thời gian sinh trưởng 95 - 105 ngày, chiều cao cây 100 - 110 cm, số bông cao, tỷ lệ hạt lép thấp, nặng hạt, hạt gạo đẹp, thon dài, hàm lượng amylose thấp, cơm dẻo, thơm ngon, hàm lượng protein cao, năng suất cao (6 - 8 tấn/ha/vụ), có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như rầy nâu, đạo ôn, bệnh vàng lùn và nhiều loại bệnh khác, đạt chuẩn xuất khẩu. Một số giống còn thích nghi tốt với vùng đất nhiễm mặn, phèn, khô hạn.
Giống Cẩm Cai Lậy là giống lúa thuần, có thể thâm canh 3 vụ/năm vì thời gian tăng trưởng rất ngắn (85 ngày), chống chịu tốt với bệnh cháy lá, năng suất từ 4 - 6 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của các doanh nghiệp (DN) Khánh Hòa sang Trung Quốc vẫn ổn định. Tuy vậy, về lâu dài các ngành chức năng cần có các giải pháp để tránh lệ thuộc vào thị trường này.

Dự báo vụ hè thu năm nay, hàng trăm hecta lúa, hoa màu ở huyện Ba Tơ bị hạn nghiêm trọng. Huyện đang khẩn trương tu sửa, nạo vét, khắc phục khẩn cấp các công trình thủy lợi để đưa vào sử dụng, phục vụ nước tưới cho vụ hè thu và lên phương án chuyển đổi cây trồng để né hạn.

Hiện giá hành tây chỉ còn hơn 4.000 kg loại 1 nhưng rất khó bán, thị trường ế ẩm khiến các thương lái không còn mặn mà với loại mặt hàng này. Theo nhiều nông hộ, nếu bán được hành với giá 4.000 đ/kg, mỗi sào nhà vườn vẫn thua lỗ khoảng 10 triệu đồng.

Gần 3 năm qua nghề câu mực khơi xa ở xã Bình Chánh (Bình Sơn) liên tiếp bị mất mùa, mất giá khiến nhiều ngư dân phải chuyển đổi sang nghề lưới vây. Thế nhưng mùa biển năm nay ngư dân trúng đậm mùa mực, giá thu mua lại tăng lên 30% nên ai nấy cũng phấn khởi.

Vào thời điểm này, bà con ngư dân Quảng Yên (Quảng Ninh) đang tích cực bám biển để khai thác vụ cá nam và khẩn trương thu hoạch tôm nuôi vụ xuân - hè để chuẩn bị thả nuôi vụ thu - đông. Phát huy lợi thế nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thuỷ sản toàn thị xã đạt 8.364 tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng khai thác 6.071 tấn và sản lượng nuôi trồng 2.293 tấn.