Thế Mạnh Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Ngành Thủy sản xác định công tác trọng tâm trong tháng 9 là tập trung vào công tác nuôi trồng thủy sản và thế mạnh chính là nuôi tôm thẻ chân trắng.
Đây là thông tin được đưa ra trong giao ban cuối tháng 8 của Tổng cục Thủy sản - Bộ NNPTNT.
Tổng cục Thủy sản cho biết trong tháng 8/2013, hoạt động sản xuất, tiêu thụ thủy sản chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết cũng như các yếu tố xã hội. Theo đó, lũy kế 8 tháng đầu năm 2013, tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 3,78 triệu tấn, tăng hơn 2,4% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó sản lượng khai thác đạt hơn 1,7 triệu tấn, tăng hơn 2,06%, sản lượng nuôi trồng đạt gần 2,1 triệu tấn, tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước.
Đến hết tháng 8, ước diện tích nuôi tôm cả nước đạt 600.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 570.000 ha, tôm thẻ chân trắng là 25.200 ha. Sản lượng thu hoạch tôm ước đạt 133.000 tấn, trong đó tôm sú là 93.000 tấn, tôm thẻ chân trắng là 40.000 tấn.
Nhìn chung, hoạt động nuôi trồng thủy sản còn khó khăn khi đầu ra của cá tra chưa giải quyết được, cộng với lo ngại xuất khẩu tôm vào Mỹ khiến khó khăn đang dần tăng lên.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu trong tháng 9, ngành cần xác định và tập trung thế mạnh vào nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm thẻ chân trắng), theo đó, Vụ Nuôi trồng thủy sản cần bám sát địa phương, cùng địa phương điều chỉnh mùa vụ cho hợp lý, đẩy mạnh nghiên cứu dịch bệnh, thú y, quan trắc, cảnh báo và phát hiện sớm các dịch bệnh để xử lý… Bên cạnh đó, Vụ nuôi trồng thủy sản cần giám sát, tìm giải pháp tháo gỡ trong sản xuất, xử lý nợ xấu, cùng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu.
Về mặt hàng tôm thẻ chân trắng, 7 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2012 (đạt 609 triệu USD) và chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam, trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012.
Tôm thẻ chân trắng có giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi ngắn, cho năng suất cao, kích cỡ tôm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thế giới… Đây là những điều kiện để tôm thẻ chân trắng chiếm được vị trí ưu tiên trong nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam thời gian sắp tới.
Có thể bạn quan tâm

Hải Phòng là địa phương có truyền thống và kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 50.694,7 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 5.064,9 tấn, tăng 112,72% so với năm 2012. Phát huy kết quả đó, năm 2014, ngành Nông nghiệp và PTNT và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra, cá basa bền vững tại Việt Nam" do Liên minh châu u (EU) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Switch-Asia của EU.

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân. Trong đó, do chất lượng con giống không đảm bảo, thuốc thú y thủy sản tăng liên tục, đầu ra sản phẩm bấp bênh... Để tạo bước chuyển biến mới cho nghề nuôi tôm, Bạc Liêu cần triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn.

Ngày 15 tháng 4 năm 2014, Trạm khuyến nông Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức cho một số nông dân xã Khánh Thượng tham quan mô hình nuôi cá tầm của công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Thời gian qua, cá chim vây vàng giống (cỡ 3-3,5 cm) có giá nhập khẩu rất cao (từ 4.000-5.000 đồng/con). Việc vận chuyển cá giống với quãng đường xa, thời gian vận chuyển kéo dài đã khiến cá suy yếu, tỷ lệ sống thấp.