Tháo nước hồ cứu vùng khô hạn nhất Bình Thuận

Ruộng khô chờ nước ở xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận).
Mới đây, Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Thuận chi nhánh Tuy Phong đã mở nước hồ Đá Bạc cứu vùng khô hạn này.
Sau nhiều nỗ lực thi công, đầu tháng 11 này, kênh tiếp nước Lòng Sông – Đá Bạc dài 18km đã hoàn thành, có nhiệm vụ dẫn nước từ hồ Lòng Sông về hồ Đá Bạc, tiếp ứng cho vùng khô hạn nhất của tỉnh Bình Thuận.
Ông Nguyễn Văn Tấn - Giám đốc Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận chi nhánh Tuy Phong, cho biết:
“Qua quá trình tiếp nước từ hồ Lòng Sông qua hồ Đá Bạc thì hiện nay dung tích đã hơn 3,8 triệu m3, cơ bản đảm bảo cho sản xuất vụ đông xuân và cấp nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô 2016.”
Suốt 24 tháng qua, chỉ có vài cơn mưa ít ỏi không đủ thấm đất, trong khi đó hồ Đá Bạc cũng cạn kiệt nước, người dân Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp.
Trong 5 vụ liên tiếp, toàn bộ diện tích đất lúa và hoa màu đều bỏ hoang.
Kinh tế của nhiều gia đình kiệt quệ.
Những ngày qua, nông dân ở đây đã cày đất, nạo vét kênh mương nội đồng để chuẩn bị đón nước từ hệ thống thủy lợi hồ Đá Bạc để sản xuất trở lại.
Ngày 20.11, hồ Đá Bạc bắt đầu mở cửa xả, đưa nước vào hệ thống kênh mương nội đồng ở địa phương.
Ông Nguyễn Tấn Dũng, nông dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong nói: “Diện tích đất lúa của gia đình tôi là 3ha.
Hơn 2 năm nay đất bỏ hoang, không làm gì được hết.
Ngày mở nước hôm nay chúng tôi rất là phấn khởi”.
Theo Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận chi nhánh Tuy Phong, nguồn nước đang tích trữ của hồ Đá Bạc sẽ cung ứng đủ cho hơn 300ha đất lúa, hoa màu và các loại cây trồng ngắn ngày chịu hạn như: Bắp, đậu và cỏ chăn nuôi.
Ngày 25.11, nông dân sẽ đồng loạt xuống giống vụ đông xuân 2015-2016.
Có thể bạn quan tâm

Do đặc thù chín lệch ngày so với chính vụ, thơm ngon đồng thời cho sản lượng cao hơn các giống khác nên nhãn chín muộn ở vùng đất đồi Yên Thế (Bắc Giang) chiếm được cảm tình của khách hàng gần xa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Xuất phát điểm chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, ông Nguyễn Hành, ngụ thôn Trường Giang, xã Trà Tân (Trà Bồng) trở thành nông dân tiêu biểu của vùng đất quế, khi hằng năm thu lãi gần 300 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp.

Vừa qua Tập đoàn Việt - Úc đã tổ chức lễ khởi công để xây dựng Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao (PHSXTCLC) tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ.

Từ kinh phí do Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh hỗ trợ, Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao tại 10 hộ chăn nuôi ở thôn Định Trung, xã Vĩnh Quang với 10 con bê con thế hệ F1 bò Droughtmaster.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch và cạnh tranh và cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tăng cường trao đổi, đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội…