Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tháo nước hồ cứu vùng khô hạn nhất Bình Thuận

Tháo nước hồ cứu vùng khô hạn nhất Bình Thuận
Ngày đăng: 24/11/2015

Ruộng khô chờ nước ở xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận).

Mới đây, Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Thuận chi nhánh Tuy Phong đã mở nước hồ Đá Bạc cứu vùng khô hạn này.

Sau nhiều nỗ lực thi công, đầu tháng 11 này, kênh tiếp nước Lòng Sông – Đá Bạc dài 18km đã hoàn thành, có nhiệm vụ dẫn nước từ hồ Lòng Sông về hồ Đá Bạc, tiếp ứng cho vùng khô hạn nhất của tỉnh Bình Thuận.

Ông Nguyễn Văn Tấn - Giám đốc Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận chi nhánh Tuy Phong, cho biết:

“Qua quá trình tiếp nước từ hồ Lòng Sông qua hồ Đá Bạc thì hiện nay dung tích đã hơn 3,8 triệu m3, cơ bản đảm bảo cho sản xuất vụ đông xuân và cấp nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô 2016.”

Suốt 24 tháng qua, chỉ có vài cơn mưa ít ỏi không đủ thấm đất, trong khi đó hồ Đá Bạc cũng cạn kiệt nước, người dân Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp.

Trong 5 vụ liên tiếp, toàn bộ diện tích đất lúa và hoa màu đều bỏ hoang.

Kinh tế của nhiều gia đình kiệt quệ.

Những ngày qua, nông dân ở đây đã cày đất, nạo vét kênh mương nội đồng để chuẩn bị đón nước từ hệ thống thủy lợi hồ Đá Bạc để sản xuất trở lại.

Ngày 20.11, hồ Đá Bạc bắt đầu mở cửa xả, đưa nước vào hệ thống kênh mương nội đồng ở địa phương.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, nông dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong nói: “Diện tích đất lúa của gia đình tôi là 3ha.

Hơn 2 năm nay đất bỏ hoang, không làm gì được hết.

Ngày mở nước hôm nay chúng tôi rất là phấn khởi”.

Theo Công ty Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận chi nhánh Tuy Phong, nguồn nước đang tích trữ của hồ Đá Bạc sẽ cung ứng đủ cho hơn 300ha đất lúa, hoa màu và các loại cây trồng ngắn ngày chịu hạn như: Bắp, đậu và cỏ chăn nuôi.

Ngày 25.11, nông dân sẽ đồng loạt xuống giống vụ đông xuân 2015-2016.


Có thể bạn quan tâm

Triển khai xây dựng 2 cánh đồng lớn trên cây mía Triển khai xây dựng 2 cánh đồng lớn trên cây mía

Đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã dự kiến quy hoạch 2 khu vực sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Hưng và Hòa Mỹ để xây dựng cánh đồng lớn trồng mía trong năm 2016.

23/09/2015
Toàn tỉnh có 24,85 ha gấc đã xuống giống Toàn tỉnh có 24,85 ha gấc đã xuống giống

Sau khi được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1223/UBND-KTN ngày 25-4-2015.

23/09/2015
Liên kết phát triển rau an toàn Liên kết phát triển rau an toàn

“Dù biết rau không rõ nguồn gốc nhưng chúng tôi vẫn phải mua ăn, chứ không lẽ chỉ ăn mỗi thịt, cá. Nếu có nguồn rau an toàn, được kiểm định rõ ràng, tôi vẫn chấp nhận mua giá cao hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình mình” – chị Nguyễn Thiên Thanh chia sẻ.

23/09/2015
Làm giàu từ mô hình trồng mít Changai Làm giàu từ mô hình trồng mít Changai

Cứ mãi luẩn quẩn với điệp khúc “trồng-chặt” do ảnh hưởng của giá cả và tình hình sâu bệnh trên cây ăn trái, sau khi chuyển đổi gần 01ha nhãn do bệnh chổi rồng để trồng cây bưởi, nhưng khi cây cho trái thì xuất hiện bệnh sâu đục trái và bệnh vàng lá trên cây có múi.

23/09/2015
Khai thác lợi thế cây ăn quả Khai thác lợi thế cây ăn quả

Nhằm đa dạng cơ cấu cây trồng, người dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đưa những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thành vùng tập trung, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho vùng đất đồi.

23/09/2015