Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án chăn nuôi bò chất lượng cao

Theo báo cáo của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, đến thời điểm này đã hoàn thành công tác GPMB, chi trả bồi thường cho 31/48 hộ dân tại xã Cẩm Quan, áp giá đền bù 3 đợt cho 42 hộ tại huyện Cẩm Xuyên; kiểm đếm xong tài sản trên đất hơn 86 ha/131 hộ ở huyện Kỳ Anh.
Cơ quan chức năng cũng đã xác định được nguồn gốc 46,6 ha đất của các hộ dân Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh) canh tác, sử dụng trong lâm phần đất cao su.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Các ngành cùng với địa phương giám sát kỹ công tác bồi thường, GPMB, bàn giao mặt bằng sạch cho Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà theo đúng tuần tự quy trình, đúng pháp luật...
Hiện các địa phương đã bàn giao 367 ha mặt bằng sạch cho công ty, trong đó có 122 ha đất hộ dân và 245 ha đất cao su.
Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà cũng đã chuyển 90 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh theo hợp đồng thỏa thuận bồi thường trên đất; chuyển cho Hội đồng Bồi thường, GPMB huyện Cẩm xuyên 11,7 tỷ đồng để chi trả cho người dân.
Đến nay, Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đã tiến hành khai hoang, trồng 250ha cỏ giống tại Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh, đồng thời xây dựng 15 chuồng và cơ sở hạ tầng trại nuôi.
Tuy nhiên, hiện nay Dự án nuôi bò giống và bò thịt của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đang gặp một số khó khăn, vướng mắc về thủ tục hồ sơ pháp lý giai đoạn 1; hồ sơ pháp lý điều chỉnh dự án đầu tư.
Công tác bồi thường, GPMB tại các huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh còn nhiều vướng mắc, trong đó có 17 hộ dân ở Cẩm Xuyên chưa chịu nhận tiền đền bù.
Công tác bồi thường, GPMB diện tích ngoài lâm phần cao su vẫn chưa thực hiện được…
Đối với huyện Kỳ Anh, do chưa xác định được nguồn gốc đất nên các hộ dân cản trở không cho công ty tiếp tục thi công; các hộ dân có đất ngoài lâm phần cao su không phối hợp nên công tác đo đạc, kiểm đếm tài sản gặp nhiều khó khăn…
Sau khi nghe chủ đầu tư, các ngành, địa phương nêu những tồn tại và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cho rằng: Dự án nuôi bò giống và bò thịt của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà là một trong những dự án quan trọng, tác động lớn đến đời sống nhân dân địa phương.
Tuy nhiên, dự án đang gặp nhiều khó khăn về công tác đo vẽ, xác định nguồn gốc đất và bồi thường, do các địa phương vào cuộc thiếu quyết liệt, chưa thật sự tập trung…
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương xây dựng đường găng tiến độ theo mốc thời gian 15/12 (Cẩm Xuyên) và 30/12 ( Kỳ Anh).
Các ngành cùng với địa phương giám sát kỹ công tác bồi thường, GPMB, bàn giao mặt bằng sạch cho Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà theo đúng tuần tự quy trình, đúng pháp luật.
Chủ đầu tư phải triển khai đồng bộ các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, báo cáo cụ thể về khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ.
Có thể bạn quan tâm

Ở một số vùng nuôi tôm, việc kết hợp nuôi cá điêu hồng xen canh với tôm sú vào mùa nước ngọt là biện pháp tốt để giảm rủi ro và cân bằng môi trường sinh thái.

Lấy vợ, lập nghiệp với 2 sào đất vườn bạc màu, 6 sào ruộng lúa, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, Nam Định đã làm giàu từ chính mảnh đất bạc màu ấy.

Theo tính toán của ngành chuyên môn, để đầu tư cho một héc-ta nuôi tôm quảng canh cải tiến, người nông dân phải đầu tư các khoản như: cải tạo ao đầm, men vi sinh, tiền con giống, thức ăn bổ sung, tương đương 12 triệu đồng/vụ. Quả thật đây là khoản tiền không nhỏ đối với những hộ gia đình có mức sống trung bình.

Với việc thành lập các ban điều phối ngành hàng nông sản, nông sản Việt Nam sẽ tăng được giá trị gia tăng, qua đó nâng cao thu nhập cho nông dân.

UBND tỉnh Đăk Lăk lại đồng ý bổ sung quy hoạch thêm 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn, nâng số nhà máy trên toàn tỉnh lên 7 trong thời gian tới.