Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án chăn nuôi bò chất lượng cao

Theo báo cáo của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, đến thời điểm này đã hoàn thành công tác GPMB, chi trả bồi thường cho 31/48 hộ dân tại xã Cẩm Quan, áp giá đền bù 3 đợt cho 42 hộ tại huyện Cẩm Xuyên; kiểm đếm xong tài sản trên đất hơn 86 ha/131 hộ ở huyện Kỳ Anh.
Cơ quan chức năng cũng đã xác định được nguồn gốc 46,6 ha đất của các hộ dân Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh) canh tác, sử dụng trong lâm phần đất cao su.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Các ngành cùng với địa phương giám sát kỹ công tác bồi thường, GPMB, bàn giao mặt bằng sạch cho Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà theo đúng tuần tự quy trình, đúng pháp luật...
Hiện các địa phương đã bàn giao 367 ha mặt bằng sạch cho công ty, trong đó có 122 ha đất hộ dân và 245 ha đất cao su.
Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà cũng đã chuyển 90 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh theo hợp đồng thỏa thuận bồi thường trên đất; chuyển cho Hội đồng Bồi thường, GPMB huyện Cẩm xuyên 11,7 tỷ đồng để chi trả cho người dân.
Đến nay, Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đã tiến hành khai hoang, trồng 250ha cỏ giống tại Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh, đồng thời xây dựng 15 chuồng và cơ sở hạ tầng trại nuôi.
Tuy nhiên, hiện nay Dự án nuôi bò giống và bò thịt của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đang gặp một số khó khăn, vướng mắc về thủ tục hồ sơ pháp lý giai đoạn 1; hồ sơ pháp lý điều chỉnh dự án đầu tư.
Công tác bồi thường, GPMB tại các huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh còn nhiều vướng mắc, trong đó có 17 hộ dân ở Cẩm Xuyên chưa chịu nhận tiền đền bù.
Công tác bồi thường, GPMB diện tích ngoài lâm phần cao su vẫn chưa thực hiện được…
Đối với huyện Kỳ Anh, do chưa xác định được nguồn gốc đất nên các hộ dân cản trở không cho công ty tiếp tục thi công; các hộ dân có đất ngoài lâm phần cao su không phối hợp nên công tác đo đạc, kiểm đếm tài sản gặp nhiều khó khăn…
Sau khi nghe chủ đầu tư, các ngành, địa phương nêu những tồn tại và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cho rằng: Dự án nuôi bò giống và bò thịt của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà là một trong những dự án quan trọng, tác động lớn đến đời sống nhân dân địa phương.
Tuy nhiên, dự án đang gặp nhiều khó khăn về công tác đo vẽ, xác định nguồn gốc đất và bồi thường, do các địa phương vào cuộc thiếu quyết liệt, chưa thật sự tập trung…
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương xây dựng đường găng tiến độ theo mốc thời gian 15/12 (Cẩm Xuyên) và 30/12 ( Kỳ Anh).
Các ngành cùng với địa phương giám sát kỹ công tác bồi thường, GPMB, bàn giao mặt bằng sạch cho Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà theo đúng tuần tự quy trình, đúng pháp luật.
Chủ đầu tư phải triển khai đồng bộ các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, báo cáo cụ thể về khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ.
Có thể bạn quan tâm

Cũng như nhiều ngư dân khác của huyện Hải Hà (Quảng Ninh), anh Lê Quý Trọng, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Tiến Tới đang tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, trời yên biển lặng để ra khơi. Là ngư dân hoạt động kiêm nghề, trong những chuyến khai thác đầu tiên của vụ cá Bắc năm nay, tàu của anh chủ yếu là khai thác bằng nghề lồng bẫy. Đối tượng khai thác chính của nghề lồng bẫy là ghẹ, cua, ốc hương, mực, tôm, bạch tuộc...

Theo phản ánh của người nuôi cua, hiện nay thương lái đến tận ruộng mua cua y với giá dao động từ 170 - 190 ngàn đồng/kg, cua gạch có giá từ 280 - 300 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 70.000 đồng/kg so với thời kỳ rớt giá.

Ngày 30-9, tại huyện Phú Lương, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể dinh dưỡng để trồng rau, hoa trong chậu.

Từ trước đến nay cá mú, tôm hùm sống đều lệ thuộc vào xuất khẩu tiểu ngạch, thường xuyên bị ép giá. Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa đang đi đầu trong cả nước lập một dự án đưa cá mú, tôm hùm xuất khẩu chính ngạch bằng tàu thông thủy…

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam cho biết, số cá tra giống này được thuần hóa giống bố mẹ lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, cho sinh sản tại cơ sở nuôi trồng của trung tâm cách đây 3 tháng. Cá tra là loại thủy sản được nuôi thả phổ biến ở miền Nam và trong những năm gần đây đã được nuôi thành công tại Quảng Nam. Đợt thả cá này mang tính chất thử nghiệm với mục đích qua sự chọn lọc của tự nhiên có thể lưu giữ nguồn gien giống cá tra, góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản của tỉnh.