Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án chăn nuôi bò chất lượng cao

Theo báo cáo của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, đến thời điểm này đã hoàn thành công tác GPMB, chi trả bồi thường cho 31/48 hộ dân tại xã Cẩm Quan, áp giá đền bù 3 đợt cho 42 hộ tại huyện Cẩm Xuyên; kiểm đếm xong tài sản trên đất hơn 86 ha/131 hộ ở huyện Kỳ Anh.
Cơ quan chức năng cũng đã xác định được nguồn gốc 46,6 ha đất của các hộ dân Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh) canh tác, sử dụng trong lâm phần đất cao su.
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Các ngành cùng với địa phương giám sát kỹ công tác bồi thường, GPMB, bàn giao mặt bằng sạch cho Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà theo đúng tuần tự quy trình, đúng pháp luật...
Hiện các địa phương đã bàn giao 367 ha mặt bằng sạch cho công ty, trong đó có 122 ha đất hộ dân và 245 ha đất cao su.
Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà cũng đã chuyển 90 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh theo hợp đồng thỏa thuận bồi thường trên đất; chuyển cho Hội đồng Bồi thường, GPMB huyện Cẩm xuyên 11,7 tỷ đồng để chi trả cho người dân.
Đến nay, Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đã tiến hành khai hoang, trồng 250ha cỏ giống tại Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh, đồng thời xây dựng 15 chuồng và cơ sở hạ tầng trại nuôi.
Tuy nhiên, hiện nay Dự án nuôi bò giống và bò thịt của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đang gặp một số khó khăn, vướng mắc về thủ tục hồ sơ pháp lý giai đoạn 1; hồ sơ pháp lý điều chỉnh dự án đầu tư.
Công tác bồi thường, GPMB tại các huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh còn nhiều vướng mắc, trong đó có 17 hộ dân ở Cẩm Xuyên chưa chịu nhận tiền đền bù.
Công tác bồi thường, GPMB diện tích ngoài lâm phần cao su vẫn chưa thực hiện được…
Đối với huyện Kỳ Anh, do chưa xác định được nguồn gốc đất nên các hộ dân cản trở không cho công ty tiếp tục thi công; các hộ dân có đất ngoài lâm phần cao su không phối hợp nên công tác đo đạc, kiểm đếm tài sản gặp nhiều khó khăn…
Sau khi nghe chủ đầu tư, các ngành, địa phương nêu những tồn tại và đưa ra một số kiến nghị, đề xuất, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cho rằng: Dự án nuôi bò giống và bò thịt của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà là một trong những dự án quan trọng, tác động lớn đến đời sống nhân dân địa phương.
Tuy nhiên, dự án đang gặp nhiều khó khăn về công tác đo vẽ, xác định nguồn gốc đất và bồi thường, do các địa phương vào cuộc thiếu quyết liệt, chưa thật sự tập trung…
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương xây dựng đường găng tiến độ theo mốc thời gian 15/12 (Cẩm Xuyên) và 30/12 ( Kỳ Anh).
Các ngành cùng với địa phương giám sát kỹ công tác bồi thường, GPMB, bàn giao mặt bằng sạch cho Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà theo đúng tuần tự quy trình, đúng pháp luật.
Chủ đầu tư phải triển khai đồng bộ các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, báo cáo cụ thể về khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ.
Có thể bạn quan tâm

Không cần lặn lội đi xa mới mua được con giống vì ở trong tỉnh Quảng Ngãi đã có nơi cung ứng giống cá này. Thức ăn “xanh” cho cá chủ yếu là cỏ và lá mì có sẵn ở địa phương. Vật liệu làm lồng nuôi chỉ bằng tre… Nhiều hộ nuôi cá trắm cỏ đã tận dụng lợi thế, khai thác được con nước sông Trà Khúc chảy qua địa phương để phát triển kinh tế.

Loại cá sấu được các cơ sở ở Đồng Nai nuôi đều là cá sấu nước ngọt. Nguồn giống phần lớn được mua từ miền Tây, sau 1,5 - 2 năm nuôi cá sấu đạt 20 - 30 kg/con là xuất chuồng. Có những thời điểm như giữa năm 2014, giá cá sấu lên đến 280 ngàn đồng/kg, song hiện nay đã “hạ nhiệt” xuống còn 210 ngàn đồng/kg. Cá sấu chỉ cần trên 100 ngàn đồng/kg trở lên là đã rất hấp dẫn người nuôi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.

Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.

Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.