Tháo gỡ khó khăn xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 4 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 8,5 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu nông sản chính ước đạt 4,5 tỷ USD, giảm 5,1%; xuất khẩu thủy sản ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 15%; xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu gạo, cà phê, thủy sản giảm mạnh.
Các khó khăn vướng mắc chủ yếu là nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, cạnh tranh gay gắt, nhất là gạo, tôm; nhiều nước duy trì giá nội tệ thấp khiến xuất khẩu của Việt Nam bất lợi; xu hướng bảo hộ của các nước gia tăng; nông thủy sản xuất khẩu đối mặt với vấn đề an toàn thực phẩm; kinh phí xúc tiến thương mại hạn chế; doanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong tiếp cận vốn; năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu...
Tăng cường xúc tiến thương mại
Trước những khó khăn trên, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công Thương theo thẩm quyền thành lập Tổ công tác liên ngành về đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý nhập khẩu; tập trung đẩy nhanh công tác đàm phán các hiệp định thương mại, thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương để tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; điều hành hợp lý hoạt động tạm nhập tái xuất không để ảnh hưởng đến xuất khẩu nông lâm thủy sản qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát quy định về kiểm dịch thực vật để sửa đổi các quy định về kiểm dịch và mặt hàng kiểm dịch chưa phù hợp, gây khó khăn cho xuất khẩu; xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với kiến nghị chỉ cần giấy chứng nhận kiểm dịch khi nước nhập khẩu có yêu cầu.
Kiểm soát cước phí vận tải
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu để xử lý theo thẩm quyền đối với kiến nghị về gói tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính xem xét kiến nghị về thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng chè, cao su sơ chế và thuế đối với các linh kiện, phụ tùng nhập khẩu phục vụ sản xuất sản phẩm cao su kỹ thuật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5/2015.
Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải xem xét, xử lý kiến nghị về nghiên cứu cơ chế đặc thù cho phương tiện xe cơ giới quá tải vận chuyển hàng hóa nông sản phục vụ xuất khẩu và việc kiểm soát tăng cước phí của các hãng tàu; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó lúa hơn 52 nghìn ha, còn lại là lạc, khoai lang, ngô và một số cây màu khác. Riêng lúa trà xuân muộn chiếm 92% tổng diện tích còn lại là chiêm dầm và xuân sớm. Thời gian cấy trà chiêm dầm, xuân sớm từ 20-1 đến 5-2-2015; trà xuân muộn gieo mạ từ 25-1 đến 10-2, cấy từ ngày 1 đến 28-2.

Nông nghiệp là ngành mũi nhọn trong cơ cấu sản xuất của tỉnh Bắc Giang, đã có nhiều vùng sản xuất chuyên canh, tuân thủ quy trình an toàn, bảo đảm chất lượng nhưng khâu tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đã phần nào giúp nông dân khắc phục tình trạng này.

Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.

Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.

Với chủ đề “Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản: Cơ hội và thách thức”, Hội nghị thông tin đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp về định hướng phát triển, ưu tiên và môi trường đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản của Chính phủ.