Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Vùng Nuôi Tôm Phú Thuận (An Giang)

Tại xã Phú Thuận (Thoại Sơn - An Giang), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất lúa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Việt Hiệp đã đến dự.
Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.
Theo nông dân Nguyễn Bá Thạnh, qua thử nghiệm mô hình 1 tôm+1 lúa cho thấy hiệu quả kinh tế khả quan: Sau 6 tháng thả nuôi 1 héc-ta, thu được 1,1 tấn tôm càng xanh, bán 3 đợt với giá từ 185.000 - 210.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận hơn 100 triệu đồng; 1 vụ lúa lời 32 triệu đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Việt Hiệp trên cơ sở đánh giá hiệu quả bước đầu, đồng chí yêu cầu ngành chức năng cần tháo gỡ những khó khăn về chất lượng nguồn giống, hệ thống điện phục vụ, thị trường đầu ra và chính sách hỗ trợ cho nông dân.
Đặc biệt, phải xã hội hóa công tác giống dựa trên nhu cầu thị trường; giao ngành Nông nghiệp tham mưu UBND huyện Thoại Sơn cùng ngành Điện lực bàn phương án kéo điện cho vùng sản xuất tôm Phú Thuận. Đồng thời, chủ động nguồn giống, sản xuất đủ nguyên liệu, để kêu gọi ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp; để dân đủ khả năng sản xuất 2 tôm+1 lúa trên đất ruộng, tăng thu nhập.
Nguồn bài viết: http://angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3jPoBBLczdTEwODUBMXA0eLICNfLws34yAjE_2CbEdFAL-nBKI!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/agportal/sa-tin-tuc/4bd34200465df3c88d65ff1cc02d7b3f
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự hào với quy trình luân canh tôm – lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2008. Vừa thắng tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này.

Thời tiết sau Tết Nguyên đán đã nắng ấm, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Phú Yên đang thả giống. Thế nhưng, chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến nhiều hộ nuôi tôm không yên tâm. Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương có nuôi tôm tăng cường quản lý vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch.

Tuy vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh ta còn thiếu tính bền vững, tình trạng xả nước thải trực tiếp từ các ao hồ ra môi trường diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, nên dịch bệnh đã phát sinh ở nhiều địa phương. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng chất lượng không cao, nên giá trị xuất khẩu còn thấp…

Cường độ âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đề xi pen trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh từ 21 giờ đến 6 giờ sáng. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện quy định về vệ sinh thú y và phòng, chống dịch bệnh. Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến sau thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch và được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện…

Năm 2010, từ đôi vịt trời vướng vào lưới đánh cá, anh Tô Quang Dần, thôn Đông Phú, xã Đông Phú, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã đem về nuôi và thuần hóa. Sau khoảng bảy tháng, vịt trời đẻ lứa trứng đầu tiên, anh Dần đem trứng cho gà ấp để nhân giống. Sau bốn tháng chăm sóc, lứa vịt trời đầu tiên được xuất bán với giá từ 220 đến 250 nghìn đồng/con. Trước hiệu quả kinh tế nhờ nuôi vịt trời đem lại, anh Dần đã tăng quy mô đàn.