Tháo gỡ khó khăn cho kinh tế trang trại

Tuy nhiên từ thực tiễn đầu tư phát triển kinh tế trang trại, gia trại của nông dân xuất hiện nhưng khó khăn mà chính người nông dân và cả chính quyền phải tìm hướng giải quyết nhằm tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong quá trình tái cơ cầu nền nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Trang trại trồng hoa cây cảnh kết hợp với chăn nuôi của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh (Tam Thăng) được xem là mô hình kinh tế khá thành công của TP.Tam Kỳ.
Với diện tích 3,3ha trồng các loại hoa cảnh, cây công trình, chăn nuôi bồ câu, gà Thái Lan, heo rừng… mỗi năm trang trại của chị thu về hơn 250 triệu đồng, giải quyết 30 lao động tại địa phương có việc làm thường xuyên.
Năm 2015, chị Thanh tiếp tục thuê thêm 3ha đất để mở rộng quy mô sản xuất.
Tuy nhiên, do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chị không thể tiếp cận vốn vay tín dụng.
Chị Nguyễn Thị Thanh nói: “Tôi không có sổ đỏ để vay vốn từ ngân hàng, nên phải vay nóng, chính vì vậy lợi nhuận đồng nghĩa giảm xuống.
Mong muốn của tôi là được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, mở rộng sản xuất”.
Trong khi đó, Trang trại nuôi heo siêu nạc an toàn sinh học theo công nghệ Pháp đầu tiên tại Quảng Nam đang mang lại những tín hiệu khá tích cực về mặt kinh tế cho gia đình anh Đỗ Quang Diêm Khánh (xã Tam Vinh, Phú Ninh).
Khu chăn nuôi tập trung với diện tích trên 5.000m2, hiện tổng đàn khoảng 400 con heo.
Mặc dù rất tự tin đối với sản phẩm heo thịt từ chăm nuôi an toàn theo công nghệ Pháp này, nhưng anh Khánh vẫn lo lắng về đầu ra ổn định, nguồn vốn khi phát triển đàn heo với quy mô lớn hơn.
“Rõ ràng sản phẩm thịt heo an toàn sinh học vẫn được người tiêu dùng quan tâm, ưa thích hơn.
Hiện tại, chúng tôi yên tâm về đầu ra cho heo thịt, còn về lâu về dài thì còn phải chờ.
Thế nhưng đầu tư vào chăn nuôi công nghệ Pháp đã ngốn của gia đình 1,5 tỷ đồng, dự tính của tôi xây dựng thêm hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cho heo ăn, làm mát… cần khoảng 800 triệu đồng mới đảm bảo nuôi heo theo công nghệ cao, nhưng số tiền vượt quá sức của gia đình, nên chưa thể tiếp cận vốn vay được ” - anh Khánh cho biết.
Từ thực tế cho thấy, trang trại tại Quảng Nam hình thành và phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và lâu dài.
Hầu hết địa phương chưa quy hoạch có hệ thống, đồng bộ, số trang trại có quy mô lớn chưa nhiều, chủ yếu là quy mô trang trại vừa và nhỏ.
Hiện nay, Quảng Nam có đến hơn 1.200 trang trại, tuy nhiên tính theo Thông tư số 27 của Bộ NN&PTNT, xét các điều kiện theo bộ tiêu chí mới thì toàn tỉnh chỉ có 110 trang trại đạt theo tiêu chí mới.
Có thể nói, trang trại đã góp một phần rất lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, có chất lượng.
Tuy nhiên, ngành chức năng cần phải có sự linh động trong việc điều chỉnh cơ chế, chính sách để kinh tế trang trại, gia trại phát huy hơn nữa hiệu quả, ổn định đầu tư lâu dài và đầu ra cho sản phẩm.
Có như thế kinh tế nông nghiệp mới phát triển bền vững, tạo việc làm, nâng cao mức thu nhập cho người dân nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Cây dưa hấu không ít lần khiến nhiều hộ dân ở Bình Định đổ nước mắt, thậm chí lâm cảnh tán gia bại sản vì thua lỗ. Sự phát triển ào ạt của dưa hấu không tuân thủ quy hoạch dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, nắng nóng tiếp tục hoành hành trên diện rộng trong một hoặc hai ngày tới. Trước đó cho đến hôm qua (3/5), nắng nóng đạt đỉnh với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên tới 44 độ, độ ẩm giảm dưới 40% khiến cảm giác oi bức, ngột ngạt gia tăng.

Vụ hè này, nhiều hộ nông dân ở Thanh Hóa đã trúng đậm vụ hành chăm với lãi lớn. Cây hành chăm có ưu điểm dễ trồng, tiết kiệm nước, củ hành chăm bé bằng hạt nhãn màu trắng, rất thơm nên dễ bán.

Sau những lần thất bại với mô hình nuôi thỏ, anh Huỳnh Chí Công (34 tuổi), ngụ tại xã Phước Vĩnh An, H.Củ Chi, TP.HCM lân la khắp các tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ tìm kiếm mô hình chăn nuôi phù hợp với nghề nông của mình. Và mô hình nuôi rắn ráo trâu được anh lựa chọn để phát triển thành trang trại như ngày nay.

Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hơn 4 triệu “dân xứ Nghệ mặt vàng như nghệ” bởi cả tỉnh thiếu lương thực trầm trọng. Ruộng đồng manh mún, cộng với khí hậu thời tiết khắc nghiệt khiến người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất” mà chẳng đủ ăn. Từ trong khốn khó ấy, vụ hè thu ra đời đã trở thành cứu tinh cho cả xứ Nghệ