Tháo Dỡ Bè Nuôi Tôm Hùm Trái Phép Ở Ninh Thuận

Ngày 5-10, UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã tổ chức lực lượng cưỡng chế, tháo dỡ hàng loạt bè nuôi tôm trái phép tại khu vực gần bãi tắm Bình Sơn - Ninh Chữ.
Các cơ quan chức năng đã cử lực lượng đến từng bè nuôi tôm hùm lồng trái phép trên biển, tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ chấp hành việc tháo dỡ và di dời bè nuôi tôm đến nơi quy định (trước đó có sáu hộ tự tháo dỡ); đồng thời kiểm đếm, lập biên bản và dùng tàu kéo bè nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Đã, ở phường Đông Hải về cảng Khánh Hội, huyện Ninh Hải để tháo dỡ.
Trước sự kiên quyết của lực lượng cưỡng chế, tính đến 16 giờ 30 phút cùng ngày đã có 12/42 hộ tự nguyện di dời bè nuôi tôm về vùng biển đã được tỉnh quy hoạch.
Chủ tịch UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm Trần Minh Nam, cho biết: “Địa phương tiếp tục tuyên truyền và vận động những hộ còn lại tự nguyện di dời, nếu không chấp hành, chúng tôi kiên quyết cưỡng chế”.
Như NDĐT đã đưa tin, tỉnh Ninh Thuận quy hoạch địa điểm để nuôi tôm hùm lồng tại vùng biển gần bờ biển xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (cách bờ biển Bình Sơn - Ninh Chữ gần bốn hải lý).
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, giá tiêu luôn ổn định ở mức cao nên nhiều địa phương ở Bình Định ào ạt chuyển diện tích đất vườn sang trồng tiêu.

Cty phân bón Behn Meyer Agcare của Đức (BM) kết hợp với Trạm khuyến nông huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) vừa tổ chức hội thảo cách sử dụng phân bón hữu cơ sinh học trên cây múi.

Có thể nói, các sản phẩm phân trung vi lượng hữu cơ là sự lựa chọn rất dễ dàng nhưng mang lại nhiều lợi ích đối với cây trồng trong các điều kiện canh tác khác nhau của nhà nông.

Mục tiêu của dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), thực hiện từ năm 2013 - 2018 là hỗ trợ xây dựng khoảng 36.000 hầm biogas cỡ nhỏ (3 triệu đồng/công trình).

Khoảng 3 năm trở lại đây, nghề nuôi lợn ở xã Đại An, huyện Thanh Ba, Phú Thọ rất phát triển. Nhưng đằng sau đó là câu chuyện lo âu về môi trường.