Thành tỷ phú từ nghề từng coi là khó nhọc và vô vọng

Giống như bao phụ nữ khác, chị Trương Thị Miền khi lập gia đình chỉ quanh quẩn với công việc bếp núc và mảnh vườn nhỏ trước nhà trồng đủ các thứ rau màu.
Có thể cuộc đời chị rồi sẽ trôi qua trong bình lặng. Nhưng cách nhìn của chị đã thay đổi hoàn toàn kể từ sau khi chị gia nhập Hội ND xã Kon Dơng. Qua nhiều lần sinh hoạt mà ở đó cán bộ hội, hội viên, ND trao đổi sôi nổi về trồng cà phê, hồ tiêu, bời lời-những thông tin mà trước kia chị không mấy quan tâm, để ý.
Từ những thông tin qua sinh hoạt, chị Miền quyết định vay vốn ngân hàng trồng 1,2ha cà phê. Sau một vài năm, lợi nhuận từ cây cà phê không những giúp chị trả được nợ mà còn có tích lũy. Không dừng lại, chị Miền tiếp tục dùng vốn tích lũy, vay thêm ngân hàng để trồng thêm gần 7ha cà phê. Để đa dạng cây trồng, phân tán rủi ro, chị trồng thêm bời lời và hồ tiêu… Từ một người chỉ biết quanh quẩn với mảnh vườn, giờ chị Miền đã biết tính toán, cân nhắc. Giờ đây mỗi năm chị có lợi nhuận từ cà phê, hồ tiêu, bời lời lên tới 1,3 tỷ đồng. Mô hình trồng cà phê của chị tạo việc làm thường xuyên và mùa vụ cho hơn 40 lao động.
Kinh tế ổn định, chị Miền có điều kiện tham gia công tác xã hội. Với cương vị Phó Chủ tịch Hội ND thị trấn Kon Dơng, chị càng làm việc nhiều hơn. Chị nuôi thêm rắn mối, làm dịch vụ vận tải. Chị tâm sự: “Làm cho mình, nhưng đồng thời là để “đánh thức”, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với bà con, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số...”. Qua sự hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, chị Miền và các cán bộ Hội ND thị trấn Kon Dơng đã góp phần giúp nhiều hộ hội viên là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn biết thâm canh cà phê, hồ tiêu, trồng bời lời, cuộc sống được cải thiện đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả không đạt kế hoạch đề ra, người chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do giá thức ăn tăng cao, giá bán ra thị trường thấp. Trước thực trạng thua lỗ, người chăn nuôi khó có thể tăng đàn.

Anh sử dụng gà trống chọi địa phương cho lai với gà Lương Phượng thuần chủng sinh sản (tỷ lệ 12 con gà mái/1 gà trống). Gà Lương Phượng sinh trưởng, phát triển khỏe, sức đề kháng tốt và bắt đầu đẻ trứng sau 6 tháng nuôi. Anh Quang cho biết: "Hằng ngày, đàn gà Lương Phượng của gia đình tôi đẻ trứng đạt tỷ lệ từ 75-80%, tương đương với giống gà lấy trứng thương phẩm CP, nhưng quả trứng to và đều hơn. Trứng ra bao nhiêu đều được chủ các lò ấp nở ở huyện Gia Lộc đặt mua hết với giá khoảng từ 3.500-4.000 đồng/quả.

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng canh tác gặp nhiều khó khăn nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang chỉ gieo sạ 78.500 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích giảm trên được chuyển đổi sang trồng màu tết, lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản hoặc cây trồng phù hợp khác.

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.