Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành tỷ phú từ nghề từng coi là khó nhọc và vô vọng

Thành tỷ phú từ nghề từng coi là khó nhọc và vô vọng
Ngày đăng: 17/08/2015

Giống như bao phụ nữ khác, chị Trương Thị Miền khi lập gia đình chỉ quanh quẩn với công việc bếp núc và mảnh vườn nhỏ trước nhà trồng đủ các thứ rau màu.

Có thể cuộc đời chị rồi sẽ trôi qua trong bình lặng. Nhưng cách nhìn của chị đã thay đổi hoàn toàn kể từ sau khi chị gia nhập Hội ND xã Kon Dơng. Qua nhiều lần sinh hoạt mà ở đó cán bộ hội, hội viên, ND trao đổi sôi nổi về trồng cà phê, hồ tiêu, bời lời-những thông tin mà trước kia chị không mấy quan tâm, để ý.

Từ những thông tin qua sinh hoạt, chị Miền quyết định vay vốn ngân hàng trồng 1,2ha cà phê. Sau một vài năm, lợi nhuận từ cây cà phê không những giúp chị trả được nợ mà còn có tích lũy. Không dừng lại, chị Miền tiếp tục dùng vốn tích lũy, vay thêm ngân hàng để trồng thêm gần 7ha cà phê. Để đa dạng cây trồng, phân tán rủi ro, chị trồng thêm bời lời và hồ tiêu… Từ một người chỉ biết quanh quẩn với mảnh vườn, giờ chị Miền đã biết tính toán, cân nhắc. Giờ đây mỗi năm chị có lợi nhuận từ cà phê, hồ tiêu, bời lời lên tới 1,3 tỷ đồng. Mô hình trồng cà phê của chị tạo việc làm thường xuyên và mùa vụ cho hơn 40 lao động.

Kinh tế ổn định, chị Miền có điều kiện tham gia công tác xã hội. Với cương vị Phó Chủ tịch Hội ND thị trấn Kon Dơng, chị càng làm việc nhiều hơn. Chị nuôi thêm rắn mối, làm dịch vụ vận tải. Chị tâm sự: “Làm cho mình, nhưng đồng thời là để “đánh thức”, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với bà con, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số...”. Qua sự hướng dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, chị Miền và các cán bộ Hội ND thị trấn Kon Dơng đã góp phần giúp nhiều hộ hội viên là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn biết thâm canh cà phê, hồ tiêu, trồng bời lời, cuộc sống được cải thiện đáng kể.


Có thể bạn quan tâm

Cơ hội mở cho cây mắc ca Cơ hội mở cho cây mắc ca

Ngày 31 – 7, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Cổ phần Him Lam (TP. Hồ Chí Minh) đã ký kết hợp tác phát triển dự án mắc-ca tại Tây Nguyên theo mô hình kết nối "4 nhà": Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.

05/08/2015
66% diện tích lúa chất lượng cao năm 2020 66% diện tích lúa chất lượng cao năm 2020

Đây là một trong những nội dung được đề cập tới tại Quy hoạch phát triển sản xuất lúa trên địa bàn TP Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020 vừa được UBND TP phê duyệt.

05/08/2015
Giá rau bấp bênh nông dân lo lắng Giá rau bấp bênh nông dân lo lắng

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng 1 tháng nay, giá rau màu của các hộ nông dân tại các xã: Tân Đông, Bình Nghị, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bấp bênh. Có lúc giá bán rau cải sụt giảm rất thấp, chỉ còn 500 - 1.000 đồng/kg. Thậm chí có những hộ không bán được, phải đổ bỏ vì tiền công nhổ cải cao hơn tiền bán rau.

05/08/2015
Lão nông trồng tiêu thí điểm Lão nông trồng tiêu thí điểm

Với quyết tâm tìm hướng sản xuất mới trên quê hương mình, ông Nguyễn Hữu Lộc, 64 tuổi, ở thôn Kiên Long, xã Bình Thành (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã đầu tư một số vốn khá lớn để thiết kế trồng 670 trụ hồ tiêu (ảnh).

05/08/2015
Làm giàu từ cây công nghiệp Làm giàu từ cây công nghiệp

Nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, với diện tích đất tự nhiên trên 115.000 ha, trong đó chiếm phần lớn là đất đỏ ba dan màu mỡ, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) có nhiều lợi thế để phát triển cây công nghiệp ngắn, dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, sắn và các loại cây ăn quả.

05/08/2015