Thanh Thủy Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Tái Sinh

Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.
Những ruộng tốt có thể cho năng suất 70-80 kg sào, tương đương 1,8 đến 2 tấn/ha; nơi kém cũng có thể thu được 40-50 kg, trung bình 50-60 kg/sào. Ngoài ưu điểm đầu tư thấp, thời gian thu hoạch nhanh, lúa chét còn cho gạo rất ngon. Tùy theo giống cấy, nhưng do cây lúa tái sinh mọc tự nhiên, hạt thóc được thụ hưởng đầy đủ các tố chất của tự nhiên nên bao giờ gạo từ lúa tái sinh cũng ngon, đặm hơn so với hạt thóc thu từ sản xuất chính vụ.
Từ lâu lúa tái sinh đã được người dân nhiều vùng chiêm trũng tận dụng để tăng thu nhập; từ ba bốn năm nay Thanh Thủy đã thử nghiệm mô hình lúa tái sinh ở các xã vùng trũng như Đoan Hạ, Bảo Yên, Hoàng Xá… quy mô từ vài chục đến vài trăm ha. Trạm khuyến nông huyện đã nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật phổ biến đến nông dân.
Theo đó khi thu hoạch lúa chiêm xuân quản lý chặt chẽ vùng chiêm trũng, hạn chế làm dập rạ, không thả giông trâu bò, gia súc vào phá ruộng gặt, sau thu hoạch bón thêm mỗi sào 3-4 kg phân đạm, duy trì mực nước vừa phải để cây lúa sinh trưởng trổ bông kết hạt. Tiếp nối thành công vụ xuân hè năm 2012, năm nay Thanh Thủy đã mở rộng diện tích lúa chét lên trên 500 ha ở các xã có diện tích đồng chiêm trũng (ruộng cấy một vụ lúa).
Năm nay do thời điểm duy trì lúa tái sinh trời ít mưa, một số chân ruộng thiếu nước nên năng suất không cao bằng năm 2012. Theo đánh giá của huyện những chân lúa tái sinh tốt vụ này cho năng suất 50-60 kg/sào, phổ biến 40-50 kg. Tuy năng suất chưa cao bằng năm trước nhưng với kết quả này vụ lúa tái sinh năm nay huyện thu hoạch khoảng trên 800 tấn thóc. Đây là nguồn lương thực quý không chỉ bổ sung vào quỹ lương thực của huyện, mà còn từng bước tạo sản phẩm đặc sản phục vụ du lịch đang mở rộng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi thu hoạch xong tỏi đông xuân 2013-2014, bà con nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã khẩn trương bắt tay vào sản xuất gần 80 ha hành tháng 2 âm lịch. Đây là một trong những vụ hành chính vụ được bà con nông dân trên đảo kỳ vọng.

Cây râu mèo là vị thuốc đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết… Râu mèo được trồng nhiều tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia.

Sau ba năm cùng gia đình rời thành phố ồn ào, náo nhiệt về chốn miền quê làm rau sạch với hy vọng thoát nghèo, nhờ biết xác định đúng đối tượng cây, con cũng như biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên đến nay, anh Khống Phúc Vịnh (phường Phước Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã khá thành công với mô hình này.

Sáng 16/4/2014, Hội Nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tổ chức hội nghị triển khai quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân”. Đến dự có ông Nguyễn Đức Hạnh- Phó Trưởng Bộ môn Bảo quản và chế biến- Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương; lãnh đạo một số ban ngành huyện; các đơn vị và cá nhân có liên quan.

Sáng ngày 20/4, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã tổ chức ký kết phương án chia sản phẩm giữa hộ gia đình, cá nhân góp quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh cao su với các Công ty cổ phần cao su trên địa bàn tỉnh Điện Biên.