Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm mùa nắng nóng

Gia đình anh Nguyễn Quốc Huy ở khu 14, xã Hoàng Xá, nuôi gà ta từ nhiều năm nay và mỗi năm gia đình anh cung cấp cho thị trường hàng vạn con gà thịt. Hiện nay, với diện tích trang trại 1ha và mỗi lứa gia đình anh nuôi từ 3.000 đến 1 vạn con gà ta, trừ chi phí hàng năm cho thu nhập trên 250 triệu đồng.
Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt luôn được gia đình anh đặt lên hàng đầu, nhất là việc chủ động các biện pháp phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi. Ngoài việc bổ sung đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, năm nay, gia đình anh Huy đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mua sắm các thiết bị hiện đại để phòng chống nắng nóng cho đàn gà. Anh Huy, cho biết: “Ngoài trồng cây xanh để tạo bóng mát cho đàn gà thì gia đình tôi còn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào để phòng chống nắng nóng như: Lắp hệ thống quạt gió, hệ thống phun sương tự động, nhiệt kế để đo nhiệt độ trong chuồng, sử dụng bạt đen che chắn… Nhờ vậy đàn gà phát triển rất tốt, không có dịch bệnh xảy ra…”.
Với phương châm phòng là chính nên ngay từ khi bước vào mùa nắng nóng, Trạm Thú y huyện Thanh Thủy đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để chủ động phòng, chống nắng nóng cho đàn gia súc, gia cầm. Cùng với chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho các hộ chăn nuôi trong việc chủ động sử dụng các biện pháp phòng, chống nắng nóng, Trạm thú y huyện còn cử cán bộ xuống cơ sở để hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống nắng nóng và giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để vừa tránh thiệt hại kinh tế cho gia đình vừa đảm bảo phát triển tổng số đàn vật nuôi cho địa phương.
Để phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi đạt hiệu quả theo ông Phạm Thành Vinh - Trạm trưởng Trạm Thú y huyện thì những ngày nắng nóng kéo dài, người dân cần: Tăng cường cho gia súc, gia cầm ăn các thức ăn mát, rau xanh; cần bổ sung thêm các loại thuốc bổ như: Becomlech, vitamin A, D, giãn chuồng, phun sương, phun nước vào tường để giảm nhiệt độ trong chuồng.
Chủ động các biện pháp để phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi là việc làm cần thiết nhằm duy trì, phát triển tổng số đàn vật nuôi bền vững; góp phần để đàn vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, chống chọi tốt với các loại dịch bệnh; góp phần duy trì và đẩy mạnh phát triển tổng đàn vật nuôi, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; đồng thời bảo vệ sức khỏe con người và tạo ra môi trường chăn nuôi an toàn, lành mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Phát triển kinh tế vườn, đồi là khâu đột phá trong phát triển KT-XH của thôn Nghè, xã Hương Sơn (Quang Bình). Những năm qua, thôn Nghè đã tập trung các nguồn lực đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mô hình kinh tế vườn, đồi tạo bước chuyển biến đáng kể cho phát triển KT - XH ở địa phương.

Cách trung tâm huyện lỵ Yên Minh không xa, nhưng xã Sủng Thài lại là địa phương có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất huyện. Dù vậy nhưng Đảng bộ, chính quyền và 100% đồng bào dân tộc Mông nơi đây vẫn kiên cường bám trụ, vượt khó, tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp để xây dựng cuộc sống ấm no hơn.

Với đặc thù là một tỉnh vùng cao, để phát huy lợi thế của từng vùng, tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những chương trình kinh tế quan trọng và coi việc phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói giảm nghèo bền vững.

Là nước nông nghiệp, nhưng VN đang ồ ạt nhập khẩu các loại giống cây trồng, kể cả những giống cây chúng ta hoàn toàn có thể tự sản xuất như cà chua, dưa chuột, đậu bắp... Đây là một nghịch lý và tác hại của nó thì hơn ai hết, chúng ta đã quá thấm thía.

Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ ngày 6.10 VN sẽ được xuất khẩu thêm hai loại trái cây sang Mỹ là nhãn và vải. Cánh cửa của thị trường khó tính bậc nhất này đã mở cho trái cây VN, nhưng làm thế nào để có thể khai thác tốt cơ hội?