Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm mùa nắng nóng

Gia đình anh Nguyễn Quốc Huy ở khu 14, xã Hoàng Xá, nuôi gà ta từ nhiều năm nay và mỗi năm gia đình anh cung cấp cho thị trường hàng vạn con gà thịt. Hiện nay, với diện tích trang trại 1ha và mỗi lứa gia đình anh nuôi từ 3.000 đến 1 vạn con gà ta, trừ chi phí hàng năm cho thu nhập trên 250 triệu đồng.
Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt luôn được gia đình anh đặt lên hàng đầu, nhất là việc chủ động các biện pháp phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi. Ngoài việc bổ sung đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, năm nay, gia đình anh Huy đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mua sắm các thiết bị hiện đại để phòng chống nắng nóng cho đàn gà. Anh Huy, cho biết: “Ngoài trồng cây xanh để tạo bóng mát cho đàn gà thì gia đình tôi còn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào để phòng chống nắng nóng như: Lắp hệ thống quạt gió, hệ thống phun sương tự động, nhiệt kế để đo nhiệt độ trong chuồng, sử dụng bạt đen che chắn… Nhờ vậy đàn gà phát triển rất tốt, không có dịch bệnh xảy ra…”.
Với phương châm phòng là chính nên ngay từ khi bước vào mùa nắng nóng, Trạm Thú y huyện Thanh Thủy đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để chủ động phòng, chống nắng nóng cho đàn gia súc, gia cầm. Cùng với chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho các hộ chăn nuôi trong việc chủ động sử dụng các biện pháp phòng, chống nắng nóng, Trạm thú y huyện còn cử cán bộ xuống cơ sở để hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống nắng nóng và giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để vừa tránh thiệt hại kinh tế cho gia đình vừa đảm bảo phát triển tổng số đàn vật nuôi cho địa phương.
Để phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi đạt hiệu quả theo ông Phạm Thành Vinh - Trạm trưởng Trạm Thú y huyện thì những ngày nắng nóng kéo dài, người dân cần: Tăng cường cho gia súc, gia cầm ăn các thức ăn mát, rau xanh; cần bổ sung thêm các loại thuốc bổ như: Becomlech, vitamin A, D, giãn chuồng, phun sương, phun nước vào tường để giảm nhiệt độ trong chuồng.
Chủ động các biện pháp để phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi là việc làm cần thiết nhằm duy trì, phát triển tổng số đàn vật nuôi bền vững; góp phần để đàn vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, chống chọi tốt với các loại dịch bệnh; góp phần duy trì và đẩy mạnh phát triển tổng đàn vật nuôi, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; đồng thời bảo vệ sức khỏe con người và tạo ra môi trường chăn nuôi an toàn, lành mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Nhìn chung, khu vực KTTT trong tỉnh đóng vai trò khá tích cực trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế cho địa phương. Kết quả rõ nhất là hiện nay, thu nhập bình quân của thành viên hợp tác xã (HTX) đã được tăng lên 1,8 lần so với cuối năm 2009.

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2006-2013, thành phố đã lựa chọn ba cây trồng chủ yếu gồm lúa chất lượng cao, hoa và rau an toàn để khuyến khích phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 12.500ha cây vụ đông, trong đó: Ngô 8.542,5ha; rau 3.195ha; khoai lang 619ha; đậu tương 48ha; lạc 15,5ha.

Chúng tôi đến thị xã Phú Thọ khi bà con nông dân đang tập trung chăm sóc cây trồng vụ đông, đã 11 giờ trưa nhưng trên đồng không khí lao động vẫn khá nhộn nhịp. Hiện nay, sản xuất vụ đông gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi diện tích vụ đông đã dần bị thu hẹp nhưng ở xã Hà Thạch màu xanh của ngô, khoai, rau, bí… đã phủ kín khắp các cánh đồng.

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên đã xây dựng Dự án “Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà hướng thịt quy mô gia trại tại huyện Phổ Yên”. Dự án trên được thực hiện trong 12 tháng (từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2014), với tổng kính phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh trên 191 triệu đồng.