Thanh Sơn Chủ Động Khắc Phục Diện Tích Lúa Bị Thiệt Hại Do Rét

Vụ chiêm xuân năm nay, huyện Thanh Sơn gieo cấy 3.160 ha, trong đó cơ cấu trà xuân trung chiếm 5%, trà xuân muộn chiếm 95%.
Do ảnh hưởng của đợt rét đậm rét hại nên tổng diện tích lúa chiêm xuân của huyện bị thiệt hại xấp xỉ 570ha, trong đó diện tích bị thiệt hại từ 30-70% là 334,3ha (lúa lai 75,6ha, lúa thuần 247,1ha); diện tích bị thiệt hại trên 70% là 261,5ha (lúa lai 14,4ha, lúa thuần 247,1 ha).
Để khắc phục tình trạng trên, huyện Thanh Sơn đã khẩn trương chỉ đạo các địa phương thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá cụ thể mức thiệt hại đối với diện tích trà xuân muộn bị ảnh hưởng do rét đậm, rét hại; đồng thời hướng dẫn nông dân tiến hành chăm sóc, dồn, dặm đảm bảo mật độ sau khi thời tiết ấm, tuyệt đối không để ruộng bị hạn.
Đối với các xã có diện tích lúa đã chết hoặc bị ảnh hưởng nặng, khả năng phục hồi khó, huyện chỉ đạo cán bộ chuyên môn xuống địa bàn phối hợp với địa phương tuyên truyền, hướng dẫn nông dân cân đối lượng mạ còn lại và gieo mạ bổ sung bằng các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng ngắn như Nhị ưu số 7, Việt lai 20, KD 18, Nếp 87, RVT… đảm bảo đủ lượng mạ để cấy dặm.
Huyện cũng sẽ phối hợp với các đơn vị thủy nông điều tiết nước phù hợp cho từng cánh đồng, bảo đảm đủ lượng nước trong các chân ruộng để giữ ấm cho lúa.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp làm cho phụ phẩm rơm rạ sau khi thu hoạch bị phun rải trên đồng ruộng khiến việc thu gom rất khó khăn. Bên cạnh đó, để giảm chi phí sản xuất, ở một số địa phương, bà con tiến hành đốt rơm để vệ sinh đồng ruộng, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí. Do vậy, việc đầu tư thiết bị máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển đổi diện tích nuôi tôm lâu năm kém hiệu quả sang nuôi các đối tượng mới có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá mặn lợ ở địa phương, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình phối hợp cùng Trạm Khuyến nông thị xã Ba Đồn triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm với quy mô 2.000m2 tại phường Quảng Thuận.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn, UBND xã Mỹ Bằng tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi gà Ri lai an toàn trên nền đệm lót sinh học.

Những ngày qua, nghề lưới vây lộng ở các địa phương bãi ngang ven biển liên tiếp bội thu cá ngừ nhưng giá mặt hàng hải sản này sụt giảm chưa từng có: chỉ khoảng 10 nghìn đồng/kg.

Mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, các loại sâu bệnh bùng phát nhiều đợt, nhưng nhờ triển khai hiệu quả các biện pháp nên vụ lúa hè thu này Quảng Nam cơ bản được mùa.