Thành Phố Vĩnh Long chuyển đổi gần 123ha nhãn sang cây trồng khác

Trong đó, nhiều nhất là nhãn Ido với hơn 52ha. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, diện tích nhãn đã đốn bỏ gần 165ha. 6 tháng đầu năm 2015, diện tích cây ăn trái của thành phố Vĩnh Long khoảng 1.683ha, giảm hơn 171ha so cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh, diện tích trồng màu và thu hoạch vụ Đông Xuân gần 509ha, tăng hơn 27ha so cùng kỳ. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng tăng.
Điển hình là bệnh héo vàng trên cây mè và bệnh đốm vằn trên cây đậu nành. Nguyên nhân chủ yếu do giống được sử dụng có khả năng kháng bệnh kém, trong khi vài năm liên tục người dân chỉ luân canh một loại cây màu trên cùng một nền đất lúa, cùng với việc bón phân hóa học chưa hợp lý nên cây trồng dễ bị bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.

Mặc dù cao su vẫn là chủ lực của kinh tế xã Long Tân, nhưng thời gian gần đây, địa phương này đang rộ lên phong trào chăn nuôi. Cũng từ đây, nhiều hộ nông dân đã khá lên nhờ những vật nuôi mà họ vẫn nghĩ không mang lại lợi nhuận cao.

Tại văn bản mới đây về việc “Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Sở NN-PTNT “Chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư sản xuất rau an toàn tại các vùng sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch… Chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT, Chi cục BVTV tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…”.

Vụ nuôi trồng thủy sản năm nay, huyện Quảng Điền đưa vào thả nuôi 634 ha thủy sản nước lợ, 111 ha cá nước ngọt và 912 lồng cá trên phá, ven sông.

Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.