Thành Phố Vĩnh Long chuyển đổi gần 123ha nhãn sang cây trồng khác

Trong đó, nhiều nhất là nhãn Ido với hơn 52ha. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, diện tích nhãn đã đốn bỏ gần 165ha. 6 tháng đầu năm 2015, diện tích cây ăn trái của thành phố Vĩnh Long khoảng 1.683ha, giảm hơn 171ha so cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh, diện tích trồng màu và thu hoạch vụ Đông Xuân gần 509ha, tăng hơn 27ha so cùng kỳ. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng tăng.
Điển hình là bệnh héo vàng trên cây mè và bệnh đốm vằn trên cây đậu nành. Nguyên nhân chủ yếu do giống được sử dụng có khả năng kháng bệnh kém, trong khi vài năm liên tục người dân chỉ luân canh một loại cây màu trên cùng một nền đất lúa, cùng với việc bón phân hóa học chưa hợp lý nên cây trồng dễ bị bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Phát biểu trước Quốc hội sáng nay (2.11), đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đã cảnh báo tình trạng phân bón, giả, phân bón kém chất lượng gây ảnh hưởng cho mùa màng, môi trường, sức khỏe cộng đồng và uy tín của thương hiệu nông sản Việt Nam là rất lớn.

Đó là một trong những yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn. Tham dự buổi làm việc có ông Huỳnh Thanh Xuân - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy và bà Trần Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Hội nghị “Tác động của Hiệp định TPP đến nền nông nghiệp Việt Nam”, ông Nguyễn Hoàng Dũng - Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM đề xuất Nhà nước cần phải có gói 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

So với các huyện ngoại thành khác của Hà Nội, Đông Anh là huyện có điều kiện thuận lợi về sản xuất nông nghiệp hơn cả, với các vùng sản xuất rau quả an toàn, cho giá trị kinh tế cao. Cũng chính nhờ thế, thu nhập trung bình của nông dân tại đây đã đạt khá cao và đang tiếp tục tăng.

Ngày 2.11 tại Hà Nội, Bộ NNPTNT tổ chức hội thảo “Giáo sư Bùi Huy Đáp – Cuộc đời và sự nghiệp”.