Thành Phố Vĩnh Long chuyển đổi gần 123ha nhãn sang cây trồng khác

Trong đó, nhiều nhất là nhãn Ido với hơn 52ha. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, diện tích nhãn đã đốn bỏ gần 165ha. 6 tháng đầu năm 2015, diện tích cây ăn trái của thành phố Vĩnh Long khoảng 1.683ha, giảm hơn 171ha so cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh, diện tích trồng màu và thu hoạch vụ Đông Xuân gần 509ha, tăng hơn 27ha so cùng kỳ. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng tăng.
Điển hình là bệnh héo vàng trên cây mè và bệnh đốm vằn trên cây đậu nành. Nguyên nhân chủ yếu do giống được sử dụng có khả năng kháng bệnh kém, trong khi vài năm liên tục người dân chỉ luân canh một loại cây màu trên cùng một nền đất lúa, cùng với việc bón phân hóa học chưa hợp lý nên cây trồng dễ bị bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.

Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chọn làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để thực hiện thí điểm tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” - dự án về lĩnh vực phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.