Thành Phố Vĩnh Long chuyển đổi gần 123ha nhãn sang cây trồng khác

Trong đó, nhiều nhất là nhãn Ido với hơn 52ha. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, diện tích nhãn đã đốn bỏ gần 165ha. 6 tháng đầu năm 2015, diện tích cây ăn trái của thành phố Vĩnh Long khoảng 1.683ha, giảm hơn 171ha so cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh, diện tích trồng màu và thu hoạch vụ Đông Xuân gần 509ha, tăng hơn 27ha so cùng kỳ. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng tăng.
Điển hình là bệnh héo vàng trên cây mè và bệnh đốm vằn trên cây đậu nành. Nguyên nhân chủ yếu do giống được sử dụng có khả năng kháng bệnh kém, trong khi vài năm liên tục người dân chỉ luân canh một loại cây màu trên cùng một nền đất lúa, cùng với việc bón phân hóa học chưa hợp lý nên cây trồng dễ bị bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Cách nay hơn 2 tháng, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau chọn xã Tân Thành làm điểm chỉ đạo xây dựng điểm trình diễn thực hiện mô hình nuôi gà chuyên đẻ trứng giống Ai Cập.

Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2014, huyện Hà Quảng đầu tư 6 tỷ 506 triệu đồng thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk Song, vụ đông xuân 2013-2014, tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng ngắn ngày chính trong vụ là 1.165 ha, đạt 101% kế hoạch. Sản lượng lương thực quy thóc trong vụ đạt 1.883 tấn, đạt 115% kế hoạch, tăng 582 tấn so với vụ trước.

Chưa năm nào người nông dân Thái Bình lại chứng kiến nạn sâu cuốn lá nhỏ hoành hành dữ dội như vụ mùa năm nay. Sâu hại trên 100% các giống lúa, trà lúa ở tất cả các huyện, thành phố với mật độ cao gấp 7 - 10 lần so với trung bình nhiều năm.

Cơ cấu giống phần lớn là lúa thơm các loại (bắc thơm số 7, hương thơm số 1, T10) chiếm 50 – 55% diện tích; lúa lai 5 – 10% diện tích; các giống lúa khác (Khang dân, bao thai, nếp N97, IR 352) chiếm 20 – 25% diện tích; còn lại là giống IR 64.