Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành phố Tuyên Quang khuyến khích phát triển vùng cây ăn quả

Thành phố Tuyên Quang khuyến khích phát triển vùng cây ăn quả
Ngày đăng: 11/10/2015

Những năm trở lại đây, phát triển cây ăn quả đã mang lại thu nhập khá cao cho người dân vùng ven thành phố Tuyên Quang.

Để phát huy lợi thế này, thành phố đã chú trọng định hướng phát triển cho từng vùng gắn với quy hoạch chung của thành phố.

Toàn thành phố hiện có trên 100 ha cây ăn quả, tập trung tại An Khang, Thái Long, Tân Hà, Ỷ La, Tràng Đà, Nông Tiến.

Hầu hết người dân đều cải tạo và tận dụng diện tích đất đồi trước đây trồng những loại cây cho thu nhập thấp để trồng các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn như bưởi, hồng, na, ổi, cam, quýt.

 

Mô hình trồng ổi của gia đình bà Phùng Thị Mua, tổ 3, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang).

Năm 2012, trên cơ sở khảo sát điều kiện đất đai và hiệu quả một số mô hình phát triển kinh tế của người dân, xã Thái Long đã quy hoạch vùng trồng cây ăn quả tập trung tại hai thôn Hòa Mục 1 và Hòa Mục 2.

Đặc biệt, việc thành lập Tổ hợp tác trồng cây ăn quả xã Thái Long trong 2 năm qua đã phát huy được hiệu quả trong việc hỗ trợ các thành viên trong tổ về kỹ thuật, nguồn vốn

. Hiện Tổ hợp tác đã thu hút được 21 thành viên với 10 ha cây ăn quả, trong đó có 6,5 ha bưởi và 3,5 ha cây cam

. Tổ hợp tác đang hoàn thiện các thủ tục để thành lập Hợp tác xã cây ăn quả để phát triển và duy trì diện tích cây ăn quả theo hướng bền vững và ứng dụng các giống mới, các tiến bộ khoa học trong việc trồng, chăm sóc cây ăn quả.

Xã An Khang có trên 20 ha cây ăn quả có quy mô, trong đó cây nhãn có diện tích khoảng 13 ha.

Để từng bước đa dạng hóa các loại cây ăn quả, nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích, UBND xã An Khang đã xây dựng, khuyến khích người dân tập trung phát triển, đa dạng hóa các loại cây ăn quả, đưa cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

Đặc biệt, xã cũng khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất đồi vườn tạp để trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như:

Cam, bưởi và nhiều loại nhãn giống mới cho năng suất cao.

Bên cạnh giống nhãn truyền thống chín sớm, UBND xã cũng khuyến khích bà con đưa một số giống nhãn muộn đưa vào trồng, có thời gian thu hoạch cách nhau, phù hợp với việc rải vụ.

Gia đình ông Lê Đình Bốn, tổ 6, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang) trồng 1 ha cây ăn quả, thu nhập 100 triệu đồng/năm.

Phường Tân Hà hiện có hơn 25 ha cây ăn quả; tổ 1 và tổ 3 có 7 - 8 ha cây ăn quả; các tổ còn lại cũng có từ 3 - 5 ha. UBND phường Tân Hà khuyến khích một số hộ chuyển đổi những chân ruộng 1 vụ lúa, đất soi bãi, đất vườn sang trồng cây ăn quả.

Hầu hết các hộ trồng cây ăn quả đều có mức thu nhập khá. Hộ chị Nguyễn Thị Út, tổ 4, phường Tân Hà đã trồng ổi, bưởi, chanh trên 4.400m2 đất vườn nhà.

Trong vườn nhà chị hiện có trên 300 cây ổi các loại, trên 100 cây bưởi và chanh. Từ vườn cây ăn quả và kết hợp với chăn nuôi, hàng năm gia đình chị Út có thu nhập trên 100 triệu đồng.

Từ năm 2011, bước vào xây dựng nông thôn mới, xã Tràng Đà đã triển khai thực hiện nhiều dự án phát triển sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, trong đó, có dự án phát triển cây ăn quả na, hồng...

Tại xóm 10, nhờ địa hình và thổ nhưỡng phù hợp với phát triển cây ăn quả, cùng với việc duy trì diện tích na cho hiệu quả kinh tế, người dân đã mạnh dạn tìm tòi và đưa vào thử nghiệm thành công trồng giống hồng Nhân Hậu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ kết quả thử nghiệm cây hồng, năm 2013, cấp ủy đảng, chính quyền xã Tràng Đà đã có chủ trương phát triển giống cây trồng này tại địa phương.

Xã Tràng Đà đã quy hoạch, khoanh vùng các khu vực có khả năng trồng được cây hồng với mục tiêu trồng được 6 ha. Xã khuyến khích nhân dân chuyển đổi các loại cây không phù hợp thu nhập thấp hoặc vườn tạp giá trị kinh tế không cao chuyển sang trồng na, hồng.

Xóm 10 hiện có hơn 60 hộ, đa số các gia đình trong xóm có nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng na và hồng. Hộ trồng nhiều có thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng/vụ; hộ trồng ít cũng có thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/vụ.


Có thể bạn quan tâm

Có một Thủ đô ăn gà lông Có một Thủ đô ăn gà lông

Thực tế, văn hóa ăn gà lông không chỉ hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn du nhập theo kiều bào sang tận các quốc gia phát triển.

22/11/2015
Năng suất, chất lượng là yếu tố quyết định Năng suất, chất lượng là yếu tố quyết định

Ngày 19/11, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phối hợp với Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) tổ chức hội nghị triển khai chương trình hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn TP Hà Nội.

22/11/2015
Hướng Hóa chú trọng phát triển cây bời lời đỏ Hướng Hóa chú trọng phát triển cây bời lời đỏ

Đối với người dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thì cây bời lời trắng không còn xa lạ bởi từ lâu loại cây này đã có mặt hầu như ở khắp nơi, từ khe suối đến dốc đá cao. Tuy nhiên, giá trị kinh tế mang lại của nó rất thấp nên người dân chẳng mấy quan tâm tới loại cây này.

22/11/2015
Cà phê mất mùa, mất giá Cà phê mất mùa, mất giá

Gia Lai hiện có khoảng 78.000 ha cà phê kinh doanh đang đối mặt với tình trạng giảm năng suất, chất lượng, cộng với giá cà phê đang xuống thấp khiến người nông dân thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh bước vào thu hoạch cà phê.

22/11/2015
Chủ động sản xuất vụ lúa đông xuân Chủ động sản xuất vụ lúa đông xuân

Vụ sản xuất lúa đông xuân 2015 - 2016, TP Cần Thơ dự kiến gieo sạ khoảng 86.770 ha, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thành phố đã và đang tích cực khuyến cáo nông dân chuẩn bị cho mùa vụ thật chu đáo, đảm bảo ăn chắc trong vụ lúa này.

22/11/2015