Thành Phố Tuy Hòa Chỉ Có 4 Tàu Cá Ra Khơi Đánh Bắt

Ngày 7/8, Trạm kiểm soát Đà Rằng, Đồn Biên phòng Tuy Hòa cho biết, trong 3 ngày vừa qua chỉ có 4 phương tiện tàu cá: PY-90262 TS, PY 90226 TS, PY-90109 TS và PY-90504 của các ông Hồ Đình Tịnh, Trần Xuân Phụng, Nguyễn Thành và Lê Quang Tuấn ở phường 6 (TP Tuy Hòa) xuất bến ra khơi hoạt động đánh bắt trên biển.
Trong đó, phương tiện PY-90226 TS và PY-90109 TS hành nghề lưới chuồn; 2 phương tiện còn lại hành nghề lưới rút và câu đèn. Hiện hầu hết tàu cá của ngư dân phường Phú Đông và phường 6 (TP Tuy Hòa) đang neo đậu tại bến, hoặc đang sửa chữa, chưa có kế hoạch ra khơi.
Theo các chủ phương tiện, nguyên nhân tàu cá đánh bắt xa bờ chưa xuất bến là do đang trong thời gian gối vụ, thu nhập từ hoạt động đánh bắt cá ngừ đại dương trong những ngày vừa qua không bù đắp được phí tổn nên không muốn ra khơi.
Có thể bạn quan tâm

Với xu hướng tăng trưởng âm như hiện nay, xuất khẩu thủy sản năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm 15% so với 2014.

Ông Nguyễn Trung Tấn (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) lắc đầu ngao ngán: “Trước nuôi tôm công nghiệp dễ làm giàu, làm chơi mà ăn thiệt. Còn giờ làm thiệt lại không có ăn.

Vitamin C đã được nghiên cứu và đánh giá là một yếu tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu cho tôm, cá. Sử dụng Vitamin C trong quá trình nuôi là rất cần thiết, giúp việc phòng bệnh cho tôm cá được tốt hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Cá chiên thường sống ở khu vực nước sạch, dòng chảy mạnh, nơi có nhiều khe đá. Cá chiên là loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, giá dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg.

Quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (trong đó có tôm) được ban hành và đưa vào áp dụng tại Nghệ An từ năm 2011.