Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) có diện tích nuôi cá tra giảm khoảng 53%

Hiện vùng nuôi cá tra bãi bồi tại xã Tân Khánh Đông có 3 doanh nghiệp và 7 hộ nuôi cá thể đang đầu tư nuôi cá tra xuất khẩu. Hàng năm, vùng nuôi cung cấp cho các nhà máy chế biến khoảng 15.000 - 20.000 tấn cá nguyên liệu, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phương.
Đầu năm đến nay, sản lượng cá tra thu hoạch 6.440 tấn, đạt 34% so với kế hoạch năm 2015 và giảm 3.660 tấn so với cùng kỳ năm 2014 (10.100 tấn). Dự kiến sản lượng thu hoach cá tra đến cuối năm 2015 khoảng 4.000 tấn.
Với giá cá tra nguyên liệu hiện nay dao động khoảng 20.500 - 21.000 đồng/kg, hộ nuôi có thể bị thua lỗ khoảng 1.500 - 2.000 đồng/kg. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng diện tích nuôi cá tra trên địa bàn TP.Sa Đéc giảm khoảng 53% so với tổng diện tích trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Trong ngôi nhà mới xây, anh Thắng không giấu nổi niềm vui xen lẫn niềm tự hào bộc bạch: “Thực tế cuộc sống quá khó khăn nên vợ chồng mình bàn nhau nhận thầu toàn bộ đập Đồng Màu gần 30ha để nuôi thả cá kiếm thêm thu nhập. Ban đầu đồng nước hoang vu toàn lau sậy, nhiều người cũng nói vào nói ra nhưng được chính quyền địa phương, khu dân cư ủng hộ mình quyết tâm làm đến cùng”.

Anh Lê Thanh Học người dân tộc Mường ở xóm Múc, xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn bắt đầu nuôi giun quế từ tháng 2-2014. Sau khi anh cùng các hội viên Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng xã Tam Thanh đến thăm trang trại nuôi giun quế ở Đông Anh - Hà Nội thì anh mới biết tới nghề nuôi giun này.

Qua kiểm tra, đánh giá giai đoạn 2005-2010 thành phố Việt Trì đã khuyến khích khôi phục, phát triển lại; huyện Phù Ninh lập dự án trồng hồng không hạt Gia Thanh. Giai đoạn 2012-2015 UBND tỉnh phê duyệt dự án trồng mới 30 ha hồng không hạt trên địa bàn huyện Phù Ninh, đến nay đã trồng được 13 ha.

Vụ mì vừa qua bà Mai cùng một số hộ nông dân khác ở Nghĩa Điền sử dụng giống mì NA1 để trồng trên đất mì cũ. So với giống mì KM94 mà nhiều hộ dân trồng trước đó, giống mì NA1 mới này cho năng suất bình quân lên đến 40 tấn/ha. Bà Mai cho biết thêm, so với thu nhập 7 triệu đồng/vụ mì từ giống KM94 thì khi chuyển sang trồng mì NA1, vụ mì năm 2014 thu nhập lên đến 12 triệu đồng/ha.

Nhiều xã khi còn thuộc huyện Sơn Tịnh đã được phê duyệt về “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Tuy nhiên mọi nguồn vốn đầu tư... vẫn còn trên giấy, dẫn đến khối lượng công việc không thể thực hiện được, ứ lại, dồn qua năm sau. “Đến khi sáp nhập vào TP.Quảng Ngãi, cấp trên yêu cầu phải thực hiện lại Đề án trong khi số tiền thuê tư vấn thực hiện đề án của những năm trước vẫn còn nợ”, ông Văn Nguyên - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Thiện bày tỏ.