Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) có diện tích nuôi cá tra giảm khoảng 53%

Hiện vùng nuôi cá tra bãi bồi tại xã Tân Khánh Đông có 3 doanh nghiệp và 7 hộ nuôi cá thể đang đầu tư nuôi cá tra xuất khẩu. Hàng năm, vùng nuôi cung cấp cho các nhà máy chế biến khoảng 15.000 - 20.000 tấn cá nguyên liệu, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho địa phương.
Đầu năm đến nay, sản lượng cá tra thu hoạch 6.440 tấn, đạt 34% so với kế hoạch năm 2015 và giảm 3.660 tấn so với cùng kỳ năm 2014 (10.100 tấn). Dự kiến sản lượng thu hoach cá tra đến cuối năm 2015 khoảng 4.000 tấn.
Với giá cá tra nguyên liệu hiện nay dao động khoảng 20.500 - 21.000 đồng/kg, hộ nuôi có thể bị thua lỗ khoảng 1.500 - 2.000 đồng/kg. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng diện tích nuôi cá tra trên địa bàn TP.Sa Đéc giảm khoảng 53% so với tổng diện tích trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua, ngư dân tại các địa phương trong tỉnh Bình Định đã thành lập các mô hình tổ, đội đoàn kết cùng nhau giữ vững ngư trường, hỗ trợ khai thác thủy sản trên biển.

Tuy nhiên, nông dân không trồng chanh tập trung mà trồng xen với bưởi để “lấy ngắn nuôi dài”, tăng thu nhập trên cùng diện tích.

Đó là khẳng định của ông Võ Văn Quyền- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) trước tình trạng thương lái nước ngoài vào thu mua một số nông sản của Việt Nam không rõ động cơ.

Su su là rau đặc sản của thị trấn du lịch Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Với việc Hội nông dân (ND) xây dựng thương hiệu su su an toàn gắn với du lịch, nhiều hộ ND “phố núi” này đã có cuộc sống dư dật.

Thời gian qua, với chủ trương và chính sách hỗ trợ của TP, vùng nông nghiệp TPHCM không chỉ chuyển dịch theo hướng lựa chọn cây con có giá trị cao như rau an toàn, hoa lan, cây kiểng, cá cảnh… mà còn được khuyến khích đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp.