Thành Phố Hồ Chí Minh Xin Được Xây Kho Dự Trữ Muối Quốc Gia

UNBD TP.HCM vừa kiến nghị với Bộ Tài chính cho phép được xây dựng kho dự trữ muối quốc gia tại huyện Cần Giờ với diện tích 3ha, công suất chứa từ 15.000 đến 20.000 tấn, nhằm giúp ổn định giá muối trên thị trường.
TP.HCM có diện tích sản xuất muối hơn 1.500ha, đứng thứ 3 cả nước. Việc xây dựng kho trữ muối quốc gia sẽ giúp thành phố mua trữ được một lượng muối lớn vào những lúc diêm dân được mùa nhưng mất giá.
Bên cạnh đó, theo lý giải của UBND TP.HCM trong công văn gởi Bộ Tài chính, việc xây dựng kho ở TP.HCM sẽ giúp thành phố và các tỉnh lân cận có nghề muối như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh,… phát triển ổn định thông qua việc gắn kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nhất là vào những năm được mùa mất giá, diêm dân gặp khó khăn nhiều trong khâu tiêu thụ.
Theo Bộ NN-PTNT, trong ba tháng đầu năm 2014, lượng muối tồn kho lên tới gần 110.000 tấn. Giá muối sản xuất thủ công dao động từ 1.000-1.500 đồng/kg tùy theo từng thời điểm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.

Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Ngày 30-7, UBND tỉnh tổ chức họp với các sở, ngành và địa phương để chỉ đạo một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang; định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020 và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo, dong riềng từ nhiều năm qua đã được chính quyền tỉnh Bắc Kạn coi là cây trồng chủ lực. Nhưng chính sự phát triển ồ ạt đã biến cây này thành gánh nặng nợ nần cho nông dân.

Ông Hoàng cho biết thêm, kể từ ngày 25-8-2014 các doanh nghiệp và cá nhân được vay vốn tới 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với thời hạn vay vốn 11 năm và lãi suất phải trả chỉ từ 1% đến 3%/năm, phần còn lại do ngân sách nhà nước cấp bù. Nghị định này được coi là “ cú hích” tháo gỡ những khó khăn cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giúp ngư dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế biển theo chủ trương của Chính phủ.